👋
Chứng khoán Cấp tốc
  • 👋Tài liệu Chứng khoán by GsLab.vn
  • 🤫Bắt đầu
    • 👝Slide Chứng khoán cơ bản
    • Trend đầu tư 2020 - 2040
    • Smart money - Bàn tay vô hình
    • Chu kỳ chứng khoán, tâm lý, kinh tế
    • 20 quy tắc sống còn
    • 5 dạng cổ phiếu siêu kiếm tiền
  • 🌈Mở tài khoản VNDIRECT + hướng dẫn giao dịch online + Môi giới
    • Môi giới - broker
    • App + xác thực tài khoản
    • Đọc bảng giá Lightning
    • Nạp, rút tiền
    • Đặt lệnh
    • Margin
  • ✍️Lý thuyết
    • Cẩm nang
      • Data, tin tức
      • 3 bước mua một cổ phiếu
    • Phân tích Cơ bản
      • Khóa học của giáo sư đạt giải Nobel
      • Phân tích ngành
      • Mẹo tài chính
    • Phân tích Kỹ thuật
      • Tips đọc biểu đồ + 3 mô hình siêu kiếm tiền
      • Mẹo giao dịch ngắn hạn
    • 🦅Đầu tư giá trị
  • 📘Tàng kinh các
    • Sách A7 - Nhà đầu tư 1970
  • ✨Thực chiến
    • 🥂Tuyệt chiêu
      • Con sóng thị trường
      • Con sóng cổ phiếu
      • 5 nguyên tắc quản trị rủi ro
      • Vùng dưới giá trị
        • Chu kỳ tài sản rẻ
      • Vùng hồi phục
      • 6 Game tài chính
    • 🚀Siêu cổ phiếu
      • Mark Minervini Việt hóa
      • Điều chỉnh hay phân phối ?
    • 🎞️Quá trình đầu tư
      • Kinh tế Việt Nam
      • 🤬Cổ ''tốt'' nhưng...
      • Sóng cơ bản 2014-2016
        • Thị trường 2014
        • Cổ phiếu 2014
        • Thị trường 2015
        • Cổ phiếu 2015
        • Thị trường 2016
        • Cổ phiếu 2016
      • Sóng lên sàn, thoái vốn 2017-2018
        • Thị trường 2017
        • Cổ phiếu 2017
        • Thị trường 2018
        • Cổ phiếu 2018
      • Cân bằng 2019
        • Thị trường 2019
        • Cổ phiếu 2019
      • Sóng bơm tiền 2020-2022
        • Thị trường 2020
        • Cổ phiếu 2020
        • Thị trường 2021
        • Cổ phiếu 2021
        • Thị trường 2022
        • Cổ phiếu 2022
      • Khó khăn 2023
    • 🎭Tản mạn
      • 🫂Tản mạn 2
      • 👀Nghịch lý đầu tư
      • 😈Suy nghĩ sai lầm
        • Tâm lý học tội phạm
        • Zombie CREDIT SUISE
      • 🕊️Xuân - Hạ - Thu - Đông .. rồi lại Xuân
      • Xã hội
        • Đặc khu
        • Bất động sản
      • Về blog này
    • 🍀Thực chiến - Bớt lý thuyết
      • Chi tiết chuỗi giá trị Ngành
        • Ngành chứng khoán
      • Doanh nghiệp A-L
      • Doanh nghiệp M-Z
      • 🧀Catalyst
      • 2023
        • Mở rộng công suất 2023
        • Đáo hạn trái phiếu
        • DN hưởng lợi đầu tư công
  • 🐢Trái phiếu
    • Trái phiếu là gì
    • Trái phiếu tại VNDIRECT
      • Trái phiếu VBOND
      • Trái phiếu DBOND
      • Giao dịch trái phiếu
Powered by GitBook
On this page
  • Số 1: Cổ phiếu tăng trưởng
  • Số 2: Cổ phiếu chu kỳ
  • Số 3: Công ty tái cấu trúc thành công – xác chết sống lại
  • Số 4: Tài sản ẩn – Hidden GEM
  • Số 5: Cổ phiếu phòng thủ
  • Bonus
  • Kết luận

Was this helpful?

  1. Bắt đầu

5 dạng cổ phiếu siêu kiếm tiền

Peter Lynch - người đã biến 1 triệu đô la thành 27,9 triệu chỉ trong 13 năm.

Last updated 1 year ago

Was this helpful?

''Nếu bạn có một siêu sao trong đội hình - như Messi, CR7 hoặc Mbappe, đừng nên thay người khi chưa đến lúc''.

Số 1: Cổ phiếu tăng trưởng

Cổ phiếu tăng trưởng là sự lựa chọn hàng đầu tất cả nhà đầu tư.

Đây cũng là phương pháp mà theo đuổi và có hệ thống giao dịch tốt nhất.

Cổ phiếu tăng trưởng được ví von với hình tượng:

Siêu Du thuyền với một vài đặc điểm nổi bật:

  • Tàu có nhiều game, và tiềm năng nhiều trog mới trên tàu.

  • Giá ''vé'' không rẻ nhưng tiền nào của nấy.

  • Trên tàu có nhiều VIP, tổ chức lớn.

  • ''Lái'' tàu chuyên nghiệp, vận hành theo lộ trình.

  • Tất nhiên khi thị trường khó khăn, siêu du thuyền sẽ có ít khách.

Với môi trường ở Việt Nam thì cổ phiếu tăng trưởng nên thỏa mãn 2 yêu cầu chính:

  1. Tăng trưởng ít nhất 25% hoặc thậm chí cao hơn mỗi năm.

  2. Tiềm năng tăng trưởng 10% so với cùng kì năm trước.

Hơn nữa, sự tăng trưởng đó nên được thúc đẩy bởi doanh thu và lợi nhuận tạo ra từ việc mở rộng kinh doanh, không phải từ việc mua và bán tài sản.

Một lợi thế của việc đầu tư vào những cổ phiếu này là bạn có thể giữ chúng trong thời gian dài miễn là chúng có thể giữ được tốc độ tăng trưởng.

  • P/E cao và nhất quán

  • EPS – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng trưởng với tốc độ 15-20%

  • Cổ tức cổ phiếu từ 20% trở lên là tốt – tạo áp lực tăng trưởng cho EPS

  • Sử dụng chỉ số PEG để quyết định mua bán phù hợp

  • Đòn bẩy + Biên lợi nhuận cao + Tăng trưởng là công thức vàng cho siêu cổ phiếu tăng trưởng

Tăng trưởng không nên đến từ thu nhập bất thường như bán tài sản không liên quan đến hoạt động kinh doanh chính.

Cổ phiếu tiêu biểu:

  • Chu kỳ dài: MWG, FPT, VCS

  • Chu kì ngắn ( siêu tăng trưởng >50%/ quý): VHC, ANV, DPM..

Số 2: Cổ phiếu chu kỳ

Nếu MUA SAI, bạn có thể chịu thiệt hại rất lớn.

Hầu hết cổ phiếu tại thị trường Việt Nam đều có tính chu kỳ.

Cổ phiếu chu kỳ là những cổ phiếu tăng trưởng với tốc độ rất nhanh trong 2 giai đoạn:

  1. Khi thoái khỏi suy thoái

  2. Trong chu kỳ kinh tế thuận lợi

Cổ phiếu chu kỳ được ví von với hình ảnh Tàu chở hàng.

  • Kinh tế phát triển thì giá cước tăng và ngược lại.

  • ''Giá cước'' phụ thuộc vào hàng hóa trên tàu như: dầu khí, lương thực, ...

  • Hình ảnh tàu chở hàng gần gũi với các cổ phiếu ngành thép, vận tải, dầu khí..

  • Sau một thời gian ''chất hàng lên tàu'', đa số đều chạy mạnh không chỉnh.

  • Và khi ''trả hết hàng'' thì tàu ''về bến'' cũng rất nhanh.

Cổ phiếu chu kỳ khác biệt với những cổ phiếu tăng trưởng nhanh vì:

  • Chu kỳ mở rộng, đạt đỉnh sau đó thu hẹp lại.

  • Trong khi đó, cổ phiếu tăng trưởng vẫn tiếp tục phát triển ổn định.

Peter Lynch khuyên các nhà đầu tư chỉ nên sở hữu chu kỳ vào đúng phần của chu kỳ, tức là khi chúng đang mở rộng.

  • P/E và EPS có xu hướng theo mô hình đỉnh và giảm: ví dụ như 3 năm có lãi và 2 năm lỗ.

  • Biến động gắn với giá cả một loại hàng hóa: giá dầu, giá thép

  • P/E cao có thể lại là tin tốt lành của một cổ phiếu chu kỳ.

Khi tỷ lệ P/E cao được coi là một tín hiệu không hay đối với hầu hết các cổ phiếu, thì nó có thể lại là tin tốt lành của một cổ phiếu chu kỳ

Ví dụ:

  • Các công ty dầu mỏ sẽ thấy doanh thu và lợi nhuận của họ tăng vọt khi giá dầu tăng và ngược lại.

  • Cổ phiếu chứng khoán, bất động sản tăng khi có sóng.

  • Cổ phiếu thép, xây dựng vào chu kỳ.

Với hầu hết các cổ phiếu: tỷ lệ P/E thấp là tốt..

…nhưng với các cổ phiếu chu kỳ thì điều này lại ngược lại.

Chỉ số P/E thấp là dấu hiệu cho thấy công ty đang ở vào khúc cuối của giai đoạn thịnh vượng.

Khi đám đông đổ xô đi bán cổ phiếu, thì giá cổ phiếu chỉ có thể đi xuống.

Khi giá giảm kéo theo tỷ lệ P/E thấp dần, đối với nhà đầu tư không chuyên thì cổ phiếu chu kỳ lúc này trông hấp dẫn hơn trước.

Rất nhiều.

Cổ phiếu có dạng ''2 cây thông'' trong 3-5 năm đều có thể tính là cổ phiếu chu kì.

  • Ngân hàng: STB, LPB,

  • Thép: HPG, NKG, HSG

  • Chứng khoán: VND, SSI, HCM, VCI, MBS…

Thông thường, cổ phiếu chu kì sẽ có game theo sau.

Điều này là hoàn toàn hợp lý khi lợi nhuận kèm tin tức, media hoàn toàn ủng hộ cho đà tăng phi mã của cổ phiếu.

Game thường mang tính thời điểm và quan trọng nhất là ''Thông điệp của Smart money'' ẩn sau.

Chi tiết thì Gs.Lab hoàn toàn có thể tư vấn giúp bạn.

Số 3: Công ty tái cấu trúc thành công – xác chết sống lại

Đây là những công ty thua lỗ nặng hoặc gần như phá sản nhưng đang trong quá trình xoay chuyển tình thế.

Giá cổ phiếu thường rất rẻ – penny nhưng..

…nếu những công ty này trả được nợ hoặc tái cấu trúc thành công và thu được lợi nhuận, bạn cũng sẽ được rất nhiều – siêu lợi nhuận.

Mình sẽ ví cổ phiếu dạng này như Tàu chiến.

Vâng ! Rất hiếm khi chúng được sử dụng... và những khi cần sử dụng giá trị sẽ rất lớn.

Cổ phiếu 8 điểm lên 9 điểm là tăng 11%

Cổ phiếu 2 điểm lên 5-6 điểm là tăng 2-3 lần... và còn hơn thế.

  • Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu giảm liên tục.

  • Là ''Con nợ lớn'' mà ngân hàng khó buông: HAG

  • Có nhà đầu tư mới tham gia, tăng vốn..

  • Thay đổi lãnh đạo, giám đốc tài chính..

  • Kỹ năng ”phân tích tin đồn” – phương pháp “lời đồn đại”

Đây là những khoản đầu tư có rủi ro cao vì chúng có thể phá sản bất cứ lúc nào.

Những tên tuổi, thương hiệu lớn như Hoàng Anh Gia Lai – HAG, HNG sẽ có mức độ an toàn hơn so với các công ty nhỏ.

Tránh trường hợp như:

  • Lãnh đạo phức tạp: HVN - Hàng không Vietnam Airline

  • Chủ tịch bị bắt: OGC, FLC, TGG

HAG, HNG: Thaco vào tái cơ cấu

SJS: Dự án hồi sinh, game thoái vốn

ACB: Vực dậy sau sự kiện Bầu Kiên

STB: Cơ cấu lại nợ xấu sau sáp nhập NH Phương Nam

Số 4: Tài sản ẩn – Hidden GEM

Những công ty này thường sở hữu những tài sản có giá trị cao như bất động sản hoặc cổ phần của các công ty khác.

GIÁ TRỊ THỰC CÓ THỂ ĐÁNG GIÁ HƠN TOÀN BỘ CÔNG TY

Đây là những chiếc xà lan:

  • Di chuyển âm thầm, ít thu hút sự chú ý.

  • Ẩn giấu phía sau tấm bạt là cả một kho báu.

Bạn sẽ nhận được lợi nhuận rất lớn khi thị trường nhận ra giá trị thực và tiềm năng của khối tài sản khổng lồ đó.

Ví dụ:

  • Berkshire Hathaway: Warren Buffett từng thâu tóm vì lượng cổ phần và tiên mặt rất lớn.

  • Các công công ty nhà nước sở hữu bất động sản sạch từ lâu với giá vốn thấp.

  • Đại gia Hồ Xuân Năng đã thâu tóm VICOSTONE

Yếu tố quan trọng nhất trong khi chọn những cổ phiếu này là phải ước tính cẩn thận giá trị tài sản phù hợp.

  • Họ đang nắm giữ tài sản gì, giá vốn của chúng và hiện nay số tài sản đó là bao nhiêu.

  • Hỏi đáp trong Đại hội cổ đông.

  • Kế hoạch thoái vốn: phải định giá lại để thoái tránh thất thoát tài sản Nhà nước

Khả năng hiện thực hóa - biến tài sản thành tiền mặt là quan trọng nhất.

Giá trị sổ sách không hiệu quả trong phân tích

Không ai biết khi nào thị trường mới nhận ra giá trị thực của những công ty này, đặc biệt là những công ty sở hữu bất động sản.

Điều đó có thể ngăn giá cổ phiếu của họ tăng trong một thời gian khá dài.

VCS: Game thâu tóm + phát triển kinh doanh kinh điển

VEA: Lượng cổ phần lớn lại Ford, Honda,... kèm cổ tức cao.

Số 5: Cổ phiếu phòng thủ

Đây là những công ty lớn có nền tảng cơ bản vững chắc, khiến họ rất kiên cường trước những bất ổn kinh tế.

Cổ phiếu phòng thủ mình xin lấy ví dụ như tàu điện ngầm.

  • Chúng đều trải qua giai đoạn phát triển rất mạnh.

  • Thị phần lớn và kiên cường trước bất ổn kinh tế.

  • Vốn hóa lớn, vận hành hệ thống và khó đó đối thủ cạnh tranh.

Mặc dù tăng trưởng lợi nhuận khiêm tốn khoảng 10%, nhưng họ là những công ty nổi tiếng và đáng kính trọng trong mắt công chúng, có rủi ro tương đối thấp và có thể nhanh chóng phục hồi sau suy thoái.

Những con Blue này có thể từng là những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh..

…nhưng không thể duy trì tốc độ phát triển khi chúng lớn hơn.

  • P/E và giá sổ sách tăng trưởng đều

  • Tỷ lệ chi trả cổ tức cao, lợi tức cổ tức có thể cao tới 7-10% / năm

  • EPS tăng trưởng ổn định với tốc độ cao hơn một chút so với thị trường

  • Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thấp

  • Vốn hóa thị trường lớn.

Đôi khi chúng có thể bị nhầm lẫn với cổ phiếu chu kỳ !

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng hoạt động của cổ phiếu phòng thủ của bạn không bị ảnh hưởng nặng nề bởi các nguồn tài nguyên như giá dầu, khí gas và than đá.

Nếu công ty đó đang tài trợ cho các dự án lớn như thủy điện, nhà máy mới,… thì bạn cũng cần phải cân nhắc kỹ khi kinh tế suy thoái.

Cổ tức cao: DPM, DCM, VEA

Hệ thống khép kín: BWE, TDM, MSN

Bonus

Mục đích của hầu như tất cả các công ty niêm yết đều để huy động vốn.

Thông thường vào những thời điểm chín muồi, lãnh đạo công ty, Smart money,... sẽ tìm cách để huy động dòng tiền, kéo giá cổ phiếu nhằm tăng vốn cho công ty.

Cổ tốt thì sẽ tăng giá, nhưng để tăng giá nhiều thì đa phần các cổ đều phải có game.

Ít nhất cũng sẽ là game đánh vào chỉ số,...

Kết luận

Bây giờ bạn có thể dễ dàng phân loại bất kỳ cổ phiếu nào trên thị trường vào 5 loại siêu cổ phiếu.

Nếu còn chần chừ hoặc cần thêm thông tin trước khi thực sự xuống tiền, bạn hãy liên lạc ngay Gs.Lab nhé.

Có những thông tin mà không dễ để ''public'' được và lại còn miễn phí thì còn chần chờ gì nữa phải không ?

Liên hệ:

Call, SMS, : 0903 050295

Facebook:

Website:

Chúc bạn một ngày tốt lành

🎉
Zalo
Triệu Vinh
Gslab.vn
🤫
GS.Lab
Page cover image