6 Game tài chính
Thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn cho doanh nghiệp.
Nội dung bài viết giúp bạn:
Hiểu game - ý chí của Smart money, ban lãnh đạo.
Cân đối, lựa chọn được game có tỷ lệ thắng cao.
Quản trị rủi ro nếu sai game.
Kiến thức không nặng, nhưng sẽ khá mới lạ.
Tìm được logic của vấn đề. Mọi vấn đề đều cần có logic.
Trên thị trường luôn luôn tồn tại tin đồn, game về các doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải có khả năng phân tích nhanh.
Không có game - thì tổ chức đại hội cổ đông, công bố thông tin,... để làm gì ?
Hay đơn giản: Công ty Lên sàn để làm gì ?
Cổ phiếu như VHm, MSN, BID... đều của các ông chủ lớn và đa phần chỉ tăng khi có game.
Các loại game thường gặp gồm:
Tăng vốn
Thoái vốn
Sắp nhập M&A
Game chỉ số
Game chuyển sàn, margin
Các loại game khác
Kiến thức là một chuyện, nhưng cũng cần phải có kinh nghiệm và tính logic xem liệu nó có phù hợp hay không !
Kiến thức nền tảng
Mốc sở hữu cổ phần quan trọng là
5% : trở thành cổ đông lớn và phải công bố thông tin mua bán cổ phiếu
20% trở thành công ty liên kết (hạch toán 20% lợi nhuận)
51%: trở thành công ty con (hạch toán 100% lợi nhuận vào công ty mẹ)
Nước ngoài đa phần nắm không quá 50% doanh nghiệp; tối đa 30% với ngân hàng.
Nghị quyết Đại hội cổ đông được thông qua nếu 65% trở lên cổ đông dự họp tán thành.
Nghị quyết Đại hội cổ đông không được thông qua nếu 65% trở lên cổ đông dự họp tán thành.
Số 1: Game tăng vốn - Kinh điển
Tăng vốn bao gồm:
Phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu: chia bài đều cho tất cả
Phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược: 1 ông nào đó được mua rẻ hơn.
Cổ tức bằng cổ phiếu: Không hẳn là tăng vốn - chỉ là di chuyển khoản mục, tốn 5% thuế.
ESOP: thường tối đa 5%, tuỳ doanh nghiệp mà tốt xấu.
Trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu
Tất nhiên, chúng ta cần lưu ý thêm:
Kế hoạch sử dụng tiền tăng vốn của công ty.
Lượng cổ phiếu mới khi nào về tài khoản...
Cơ cấu cổ đông, nhóm hưởng lợi chính.
1. Phát hành riêng lẻ
Bản chất:
Trước giờ có 3 ông làm ăn với nhau, nhưng giờ cả 3 ông hết tiền rồi.
Bây giờ kêu thêm 1 ông thứ 4 vào để góp tiền rồi chia cho cổ phần làm ăn tiếp.
Trong đó được chia làm 2 dạng là:
Phát hành riêng lẻ giá cao
Phát hành riêng lẻ giá thấp
Đây là trường hợp case by case mà không có công thức chung.
Một số case như MPC, SAB được mua tỷ lệ cao thành công nhưng sau đó cổ phiếu không tăng giá.
Một số trường hợp dành cho việc niêm yết cửa sau tương đối đặc biệt mà chúng ta rất khó tham gia.
Dưới đây là một vài ví dụ:
Phần nhiều do bank thường rất to.
Tăng vốn xong thường bank sẽ kết hợp luôn game đánh vào chỉ số, chuyển sàn...
2. Phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu
Đây thường là quyết định lớn được thảo luận trong đại hội cổ đông.
Thông thường đều là đánh lên trên 15.000/ cp nếu tăng vốn 1:1 giá 10.000
Các trường hợp khác cần theo dõi thêm.
3. Cổ tức bằng cổ phiếu
Bản chất không có dòng tiền mới vào doanh nghiệp.
Nhưng nó lại thường tạo áp lực tăng trưởng ngược trở lại ban lãnh đạo.
Thống kê cho thấy nhiều cổ phiếu tăng trưởng có cổ tức cổ phiếu trên 30% thường trở thành siêu cổ phiếu.
Ví dụ: DGC, MWG, FRT,...
4. ESOP
ESOP hiểu đơn giản là công ty phát hành riêng lẻ cho nhân viên tại giá thấp.
Đây là mẹo giao dịch chứ không hẳn là ''game''.
Thông thường nhưng ông full room ngoại như MWG, FPT, TCB... thì ESOP là tin tốt.
Khi đó tới ngày phát hành thì room ngoại sẽ hở và ngoại sẽ mua full phần ''hở'' này với giá cao nhất.
Quanh ngày ''hở room'' cp thường tăng 10-15% nên nếu bạn dùng margin hợp lý thì cũng là một khoản lời rất tốt.
5. Trái phiếu chuyển đổi cổ phiếu
Ví dụ:
Lượng trái phiếu này được chuyển đổi thành cổ phiếu giá 10.000.
-> Vô lý khi giá cổ phiếu trên sàn có 9.000 mà lại được đảm bảo ở giá 10.000.
Khi gần tới lúc đáo hạn, HNG không muốn cổ đông rút tiền mà muốn chuyển tiền thành cổ phiếu.
Muốn vậy thì giá cổ phiếu phải cao thì trái chủ mới có động lực để chuyển đổi.
Diễn biến:
Ngày 1/6/2018 ngày giao dịch không hưởng quyền mua trái phiếu chuyển đổi.
Trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu với giá chuyển đổi 10.000 đồng/cp.
221.710 trái phiếu với giá là 10.000.000 đồng/trái phiếu.
Nếu phát hành thành công, HAGL Agrico sẽ thu về hơn 2.217 tỷ đồng.
Kết quả là:
Trên sàn giá 17.000 thì họ sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu rồi bán sẽ lợi hơn.
Mình chia sẻ thêm một chút.
Như bạn thấy, Thaco trở thành cổ đông lớn của HNG qua việc mua trái phiếu chuyển đổi.
Số tiền 2.200 tỷ vẫn ở trong HNG và được lãnh đạo HNG ''tùy ý sử dụng''.
-> Không phải công cty tốt, tài sản tốt là bạn có thể đầu tư dài hạn được.
Số 2: Game thoái vốn
Đặc điểm:
Thoái vốn tỷ lệ cao thì sẽ có ''phần thưởng''.
Thoái càng nhiều, lô to thì càng được giá cao.
Cổ càng ngon, doanh nghiệp ''xịn'' có thị phần, mạng lưới phân phối lớn,... đặc biệt là có yếu tố Nhà nước thì thường được thoái giá cao.
Nếu thoái thấp quá thì sinh ra nhiều thứ như sai phạm, thất thoát sau này.
Giá thoái không được thấp hơn giá trung bình trong 30 phiên gần nhất -> bạn chỉ hòa hoặc phát.
Nhà nước ''hình như'' không cho thoái dưới giá sổ sách.
Việc mua-bán đa số gần như cũng có tính toán từ 2 bên sao cho thời điểm giao dịch tốt nhất.
Bên bán sẽ cân đối BCTC, lợi nhuận các quý tới để bên mua không quá thiệt.
Bên mua chấp nhận ''mua giá cao''.
Ví dụ:
Thaibev mua thành công 53.6% SAB với mức giá 320,000 đồng/cổ phiếu, tương đương với 4.8 tỷ USD.
Xem thêm: Thaibev mua thành công 53.6% SAB.
Khi thoái được giá tốt thì công ty mẹ (VPB thoái FE) ghi nhận lãi.
Thoái giá thấp (DXG thoái LDG) thì công ty mẹ ghi nhận lỗ.
Game chồng game
Câu chuyện DGC:
Vinachem cũng từng đăng ký bán toàn bộ 15 triệu cổ phiếu nắm giữ tại DGC trong thời gian từ ngày 8/11 đến 7/12/2021 -> chỉ bán được 9 triệu cổ
Sang đến đầu năm 2022, Vinachem tiếp tục đem hơn 6 triệu cổ phần DGC -> không được
16/3/2022, thoái thành công và cổ phiếu chạy.
DGC có kèm thêm game vào quỹ DC và cổ tức cổ phiếu khủng 117% (13/04/2022)
Chỉ có công ty có lợi nhuận giữ lại mới được trả cổ tức cổ phiếu.
Thị trường cuối 2022 không thuận lợi, nhưng game DGC cũng là rất hấp dẫn.
Thoái vốn nháy nháy trên sàn
Câu chuyện HCM:
HIFC là Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp.HCM.
HFIC đã bán ra 14,5 triệu cổ phiếu HCM của Chứng khoán HSC vào phiên 8/12/2020.
Đây là giao dịch khớp lệnh trong phiên, nháy nháy trên sàn rất thú vị.
Số 3: Game sáp nhập M&A
Để được gọi là M&A thì phải mua ít nhất 20% để trở thành công ty liên kết.
Thông thường họ mua lên trên 51% để hợp nhất được 100% lợi nhuận từ công ty con.
Doanh nghiệp muốn mua nhiều thì phải trả giá đắt.
Công ty phải thỏa thuận với các cổ đông lớn khác.
2 doanh nghiệp cùng nhóm ngành thì sự cộng hưởng là rất lớn.
Thông thường sẽ có nhiều tin đồn liên quan để thu hút media, truyền thông kèm hiệu ứng giá chạy đẩy đám đông FOMO.
Ví dụ:
Câu chuyện: VNM sáp nhập GTN
-> Trường hợp này NĐT mua GTN lời hơn.
GTN, VLC không có nợ
VNM thì tỷ lệ nợ chỉ quanh 14%
Lộ trình VNM mua GTN:
Quý 1/2019, 2.32%
01/04 - Ngày nói dối, HĐQT GTN không đồng ý cho VNM mua GTN.
19/06 – 06/11/2019. tỷ lệ tăng lên 40.5%
07/12, VNM thông qua nghị quyết mua 75% GTN và 20/12 là mua xong hết.
VNM là Cty nhà nước nên giá mua GTN không quá cao.
Năm 2019 thị trường cũng không quá thuận lợi.
Đặc biệt:
Hoán đổi cổ phiếu giữa 2 công ty:
VIC sáp nhập SDI: mua SDI lời tỷ lệ 1 SDI = 1.1 VIC
Sáp nhập SBT-BHS: mua SBT lời hơn.
Thận trọng !
Người mua cổ BHS sẽ được đổi thành cổ phiếu SBT sau 1-2 tháng.
Trường hợp SBT - BHS tương đối đặc biệt khi người mua SBT lại lời trước thời gian sáp nhập.
Kéo giá SBT thanh khoản thấp từ 20 lên 40-50 ( trước chia )
Tận dụng tỷ lệ chuyển đổi ~ 1:1
Bán BHS - thanh khoản cao giá quanh 18-25.
=> Nhỏ lẻ mua được BHS - và tưởng lời.
Trong thời gian ''chuyển đổi'' cổ phiếu, SBT giảm lại quanh 20.000.
-> Ck Việt thêm nhiều NĐT dài hạn.
Số 4: Game chỉ số, đánh vào quỹ
Cầm 100 triệu cổ phiếu giá 10.
Bán cho quỹ 50 triệu cổ phiếu giá 20
-> Khoản còn lại chính là phần lời !
Game chỉ số ETF
Để hiểu về chỉ số ETF thì bạn sẽ cần một chút thời gian.
Bài viết tới đây có lẽ khá dài và nhiều kiến thức nên mình sẽ không đi quá sâu về vấn đề học thuật.
Bạn có thể giải lao một chút qua clip sau:
Có 2 dạng quỹ ETF cổ phiếu cơ bản là:
ETF ngoại: Thu hút vốn ngoại
ETF nội: Do các quỹ hoặc các CTCK trong nước vận hành.
ETF phải mô phỏng một bộ chỉ số vào đó như:
VN30: bộ chỉ số cơ bản nhất, đánh được lực phải mạnh. E1VFVN30, ETF ngoại như: Fubon, VNM, FTSE
VNDiamond: bộ chỉ số mới nổi với nhiều ưu điểm. FUEVFVND
VnFinlead, VNX50, VN100: ít nổi bật hơn. FUESSVFL
Nổi bật nhất có lẽ là:
Game ROS vào VN30.
Trào lưu vào VNDiamond 2021
Một vài ETF lớn như: quỹ VNM, FTSE, VNDiamond,... mà truyền thông sẽ thường nhắc đến vào mỗi kì cơ cấu.
Cổ phiếu vào ETF phải đạt một vài tiêu chí như sau:
Vốn hóa lớn: top 50 trên HOSE
Giá trị giao dịch cao
Ngành nghề tỷ trọng thấp trong bộ chỉ số. Ví dụ trong ETF có 30-50% cổ phiếu ngân hàng thì để một mã bank vào ETF sẽ khó hơn; ngành nghề mới được mua nhiều hơn.
VNDiamond yêu cầu cổ phiếu có tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên 95%.
Cổ phiếu vốn hóa lớn tạo vol trên 300 tỷ/ phiên, giá tăng mạnh thì khả năng là muốn đánh vào quỹ.
Thông thường:
Cổ phiếu sẽ ''đánh'' vào chỉ số sẽ được quỹ ETF mua 2 lần liên tiếp.
Giá giữ 1 khoảng chứ không sập ngay lần ETF mua đầu tiên.
Cổ phiếu nằm trong nhiều bộ chỉ số thì sức cộng hưởng rất lớn.
Ngược lại, cổ phiếu bị loại khỏi ETF thì thường giảm rất mạnh; nhưng khi chính thức bị ETF bán ra thì sau đó thường tăng.
Thận trọng cổ phiếu nằm trong VN30 không tăng giá, vol thấp.
''Ở ngoài'' có cổ phiếu nhiều dấu hiệu muốn đánh vào quỹ.
Đặc biệt trong giai đoạn uptrend, quỹ huy động được nhiều vốn.
Ví dụ:
EIB tháng 2/2021; REE đầu tháng 8/2021 bị loại khỏi VN30.
BID, BVH thay thế CII và DHG vào VN30 đầu tháng 8/2019.
HOSE loại PVD, KBC và thêm PLX, VJC vào VN30 giữa tháng 1/2018.
Game vào quỹ lớn
Đây là một dạng mới nổi trong năm 2022.
Mình thấy nổi bật và đa phần là đánh vào quỹ DC.
Trường hợp nổi bật kể đến như: HAH, AGG, DGC, PVD, DXG...
Thông thường, cổ phiếu sau khi ra tin vào DC vẫn tăng được 10-15% nên bạn có thể lướt ngắn hạn.
DC là quỹ ngoại -> cổ phiếu còn room ngoại mới vào được. VD: HAH, DGC,AGG,...
Lưu ý:
Đây là thống kê trong năm 2022, bạn nên chủ động tìm hiểu kỹ trước giao dịch.
Nhiều thông tin khó có thể public.
Số 5: Game margin, chuyển sàn
Đây là dạng game mà NĐT hoàn toàn có thể chủ động nắm bắt được thời điểm tham gia.
Ở Việt Nam có 3 sàn với đặc điểm như sau:
Có 3 sàn giao dịch với cá tiêu chí nổi bật:
Upcom: dễ lên nhất, không có margin
HNX: có margin, tuy nhiên ít quỹ tracking
HOSE: xịn nhất, có nhiều quỹ và cp được cấp margin
HOSE là sàn có tiêu chuẩn cao nhất.
Đương nhiên nói game chuyển sàn nghĩa là từ HNX, Upcom -> HOSE
Thời gian chuyển cp mất khoảng 1 tháng.
Cổ phiếu trước và trong thời gian chuyển từ HNX sang HOSE hay HOSE qua HNX thường bị các CTCK hạ margin.
Cổ phiếu sau 6 tháng chuyển qua HOSE, HNX thì được cấp margin với 3 đặc điểm chính:
5 ngày đầu quý, HNX công bố danh sách.
BCTC kiểm toán có lãi và không bị kiểm toán đánh giá loại trừ.
Niêm yết >6 tháng và không vi phạm -> Được margin ngay.
Thông thường thị trường tốt thì cp đều tăng ít nhất 20% trước ngày được margin.
5 ngày đầu quý, HNX công bố danh sách.
BCTC kiểm toán có lãi và không bị kiểm toán đánh giá loại trừ.
Niêm yết >6 tháng và không vi phạm -> Được margin ngay.
GAME TRONG GAME
Cổ phiếu vốn hóa lớn từ HNX sang HOSE thì thường bao gồm cả game đánh vào quỹ, vào chỉ số.Ví dụ:
SHB: tăng vốn ở HNX sau đó chuyển sang HOSE
VND: Chuyển sang HOSE, tăng vốn 2 lần.
VCG vào t10/2020: tăng từ 22 lên 35 trong thời gian chuyển sàn; sau đó giữ giá
THẬN TRỌNG
Câu chuyện HHV: CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả
Gần đây có HHV từ Upcom sang HOSE áp dụng tương tự chuyển sàn -> tăng vốn nhưng thị trường không thuận lợi nên ko tăng được vốn.
Ngày 20/01/2022, HHV giao dịch lần đầu trên HOSE.
Ngày 22/07/2022, HHV được cấp margin.
Diễn biến:
Trước khi tin ra: tăng 20-25% trong 3 tuần
Sau khi tin ra: tăng tiếp 10-25%.
Một vài cổ phiếu sắp tới khả năng được chuyển sàn như:
HNX: IDC, PVS, TNG, CEO, SHS...
Upcom: BSR, VGI, ACV, V4G...
Vậy là xong 5 game cơ bản, anh chị cần hỗ trợ thêm thông tin hãy tham gia nhóm tư vấn miễn phí để cùng trao đổi về các case sắp tới.
Số 6: Game khác
Phần này mình cập nhật trong mục Tản mạn
Thận trọng
Số 1: Nhà nước thực hiện quyền mua
HFIC đã mua xong gần 33 triệu cổ phiếu Chứng khoán HSC nhưng đây chỉ là phần HIFC đã không mua.
Đây là giao dịch mua cổ phiếu phân phối lại số cổ phiếu không đăng ký, nộp tiền mua khi chào bán ra công chúng của Chứng khoán HSC.
Trước đó HFIC có động thái chào bán toàn bộ gần 73 triệu quyền mua cổ phiếu HCM.
HFIC chỉ bán được 10,11% tương đương chào bán thành công hơn 7,3 triệu đơn vị.
HFIC đăng ký bán ra hơn 10,47 triệu cổ phiếu.
Sau đó thực hiện quyền mua 33 triệu cổ phiếu.
Số 2: Tăng vốn ảo
Đây là game khá cũ - năm 2014, 2015.
Tuy nhiên, rất có thể trong tương lai sẽ lạp lại ở một biến thể nào đó xịn xò hơn.
Tăng vốn ảo là trường hợp phát hành thêm cho đối tác chiến lược hoặc cho cổ đông hiện hữu.
Không tính case chia cổ tức cổ phiếu.
Kiến thức cơ bản về BCTC
BCTC của doanh nghiệp có 2 phần là:
Tài sản gồm tiền, khoản phải thu...
Nguồn vốn gồm Vốn chủ sở hữu,
Ảo ở chỗ nào ?
Ảo ở chỗ có một lượng cổ phiếu được ''in'' ra từ không khí.
Số tiền tăng vốn nộp vào doanh nghiệp sau đó được lãnh đạo ngay lập tức chuyển ra ngoài và hay dùng nhất là ở khoản phải thu.
-> Thận trọng khoản phải thu đột biến.
Đây là điều thường thấy ở các cổ phiếu thị giá dưới 10.000 cần tăng vốn.
Ví dụ:
Công ty A có 100 triệu cp giá 5000.
Họ phát hành thêm 50 triệu cp giá 10.000 cho cổ đông hiện hữu.
-> Có 2 cổ phiếu 5000 được mua 1 cổ phiếu 10.000.
=> Không ai tham gia, sau đó lãnh đạo mua lại quyền mua và thực hiện hết quyền.
Từ đó sinh là một lượng cổ phiếu; còn tiền nộp tăng vốn thì lãnh đạo doanh nghiệp sẽ tìm cách rút ruột ra ngoài bằng công ty sân sau, đối tác...
Quá khứ có: KSA, MTM, CDO,..
Ngoài ra, còn có một kiểu tăng vốn ảo kinh điển hơn nữa là niêm yết cửa sau bằng cách hoán đổi cổ phiếu, mà mới chỉ có một vài DN thực hiện thành công, như CTCP Đầu tư Alphanam, CTCP Luyện thép Sông Đà…
Game trong game
Rõ thấy nhất là vụ ROS - FLC Faros.
Tăng vốn ảo từ 1,5 tỷ đồng tăng lên 4.300 tỷ đồng
Tân dụng sóng tăng thoái vốn, lên sàn 2017-2018 để thực hiện game đánh vào chỉ số -> bán cho ETF ngoại.
Rõ ràng việc hiểu game, nhận biết game và tính toán được giá mục tiêu của game là yếu tố vô cùng quan trọng để kiếm lời dù tốt xấu ra sao.
Cổ phiếu có game luôn có một vài dấu hiệu rất dễ nhận biết như:
Media, truyền thông
Hiệu ứng giá chạy
Các mốc thời gian mục tiêu như ngày chốt, ngày họp,...
Công thức tính giá mục tiêu cổ phiếu - cái này không public được rồi.
Quản trị nếu sai game đơn giản là tăng quá 20% hoặc vol quá lớn thì bỏ qua...
Ngoài ra còn rất nhiều câu chuyện trong ngành mà tạm thời chưa phù hợp để trao đổi.
Last updated