😈Suy nghĩ sai lầm

Khiến bạn không kiếm được tiền và dễ mất tiền

Số 1: Tốt thế hô lên làm gì, tự kiếm ăn đi..

Nếu bạn muốn hỏi điều đó.

Thì mình xin lỗi khi phải nói như sau:

  • Bạn đang gặp khó khăn về cuộc sống, tài chính

  • Từng thua lỗ khi tin sai người, học sai cách

  • Hoặc bị dụ dỗ đầu tư vào các kênh không chính thống như: chứng khoán quốc tế, forex, coin,...

Mọi kiến thức về đầu tư đều là tham khảo, không thể đúng hoàn toàn 100%.

Trong ngắn hạn thì kiến thức đúng, nhưng làm bạn thua lỗ thì dù có điểm cắt lỗ cũng dễ bị coi là kiến thức sai.

Số 2: Chốt lời không giao giờ sai.

Không có nghĩa là chốt lỗ không bao giờ đúng.

Có 4 trạng thái cơ bản khi đầu tư là:

  1. Lời nhiều

  2. Lời ít

  3. Lỗ ít hoặc hòa

  4. Lỗ nhiều.

Phải giới hạn được mức lỗ để kiếm được tiền trong dài hạn.

Cắt lỗ là không có hỗ trợ.

Số 3: Áp đặt kịch bản

Thế giới tài chính được tạo ra bởi hành vi con người.

Không ai có thể biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Do đó nhà giao dịch thành công không phải là người dự đoán điều gì sắp diễn ra mà phải biết phản ứng như thế nào với mọi tình huống.

Lên nhóm Facebook thì thánh nổ ầm ầm.

Một vài câu nói phổ biến như:

  • Ngủ với tạo lập, bạn nha cái,...

  • ''1000 tỷ mua toàn thị trường tuần sau''...

  • Tây lông mua gom giá rẻ rồi đẩy lên cao bán,...

  • Chốt NAV, chốt quý,... nó phải kéo lên...

  • Bán là thua, mua là thắng

Số 4: Cổ đất rẻ hơn miếng đất.

Bản chất của cổ đất

  1. Doanh nghiệp BĐS vay tiền làm dự án

  2. Người mua BĐS dùng tiền vay của ngân hàng mua bất động sản

Dùng nợ vay mua nợ vay => Nợ chồng nợ

Nợ của doanh nghiệp thành nợ của khách hàng.

Người mua trả tiền thay cho doanh nghiệp BĐS.

Nếu không khớp thì công ty BĐS ôm nợ.

Thời điểm tốt nhất mua cổ BĐS là:

  • Khi lãi thấp và kinh doanh tốt thì cổ phiếu tăng mạnh. -> Vòng quay nhanh + vẽ nhiều + game.

  • Lãi suất cao: Lãi tăng cao, không bán được hàng + vòng quay chậm lại -> Giá cổ phiếu giảm 70% là bình thường.

Với các cổ phiếu REPO, cầm cố, margin cao thì còn thảm khốc hơn rất nhiều tại thị trường 90% là NĐT cá nhân như Việt Nam.

Đừng quá tin

Như trường hợp FLC: sai phạm là thu hồi hết đất ngay.

DIG: lãnh đạo đăng kí mua mà liên tục thất hứa

Và rất nhiều rắc rối khác.

Số 5: Công ty vẫn hoạt động tốt mà nên không cắt lỗ đâu

  • Điều này đúng nếu bạn thực sự đầu tư dài hạn.

  • Đúng nếu bạn mua cổ phiếu ở vùng giá trị.

Nếu bạn mua ở vùng ảo - vùng dựa trên kỳ vọng thì rủi ro rất lớn.

Chi tiết tại đây.

Thống kê cho thấy:

Cổ phiếu tăng tốt thông thường trong 2 năm có thể tăng 3-5 lần nếu tích lũy trên 2 quý.

4 trường hợp tiêu biểu:

  • Ngân hàng P/B <1

  • Công ty hoạt động đơn giản.

  • Đồ thị tích lũy hoặc tăng nhẹ và các yếu tố phân tích cho thấy triển vọng công ty tốt lên trong các quý tới.

Nếu năm tới mới tốt thì nên mua trước 2 quý để tránh chôn vốn hoặc mua gom với tài khoản size bự.

Trong thị trường 90% là NĐT cá nhân + margin cao như Việt Nam thì không nói trước gì được.

Câu chuyện cũ:

  1. Giảm nhẹ lúc đầu tâm lý còn thoải mái, lên mạng thì ai cũng động viên.

  2. Nhưng giảm 1 khúc thì tâm lý lo lắng, bồn chồn

  3. Xong tin ra thì hoảng loạn bạn đúng đáy.

Nên nếu không có sự chuẩn bị cho vùng đáy và xác định vị thế tốt thì bạn không nên tin vào những câu nói đại loại như trên.

Đặc biệt

Sai lầm nhất là nhận định cổ ngân hàng, cổ đất.

  • Ngân hàng là ngành nghề hoạt động ổn định; ''xương sống của nền kinh tế'' và được nhà nước ''Bảo trợ'' - trường hợp ACB, OceanBank, SCB...

  • Cổ đất: Tài sản an toàn, một số công ty đất đẹp, không dính nợ...

Nhưng câu chuyện cổ phiếu thì diễn biến chủ yếu theo sóng -> thận trọng thôi.

Số 6: Kéo trụ đỡ chỉ số

Đây là việc kéo cổ phiếu vốn hóa lớn để VNIDNEX giảm nhẹ hơn.

-> Tạo tâm lý ''an toàn giả tạo''.

Ví dụ:

Kéo SAB, VIC, VCB, MSN, VNM.. để điểm số giảm ít hơn.

Đôi khi xảy ra hiện tượng ''xanh vỏ đỏ lòng'':

VNIDNEX thì tăng xanh trong khi bên trong thì mã giảm áp đảo.

Ở đây chia ra 2 trường hợp như sau:

Với mã A là cổ phiếu vốn hóa lớn thì

  • Nếu mã A là leader sóng tăng thì việc mã A tăng khi thị trường giảm khả năng là tốt cao.

  • Nếu mã A không phải lead sóng, nhất là SAB, VIC, VNM... thì đà giảm vẫn còn.

Số 7: Cổ phiếu tốt là thanh khoản thấp

Vậy thanh khoản cao liệu có xấu ?

Tất nhiên là không rồi.

Mua cổ phiếu dạng này bạn phải chịu các rủi ro sau:

  • Cần tiền thì khó bán

  • Phát hành thêm, ESOP...

  • Ít thông tin.

Last updated