Phân tích Cơ bản

Phân tích cơ bản hiện đại gồm phân tích thông tin + phân tích doanh nghiệp

Phân tích cơ bản là điều mà chúng ta rất dễ tiếp cận.

Ví dụ như:

  • Tỷ lệ ROE, ROA, Biên lợi nhuận

  • Các tỷ lệ tăng trưởng

  • Các chỉ số về định giá như tỷ lệ P/E, tỷ lệ P/B, tỷ lệ EV/EBITDA

  • Tiềm năng dự án, nhà máy mới

  • Các rủi ro trong và ngoài doanh nghiệp.

10 cấp độ trong phân tích cơ bản

Lv1: Tìm hiểu về thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ -> tại đây

Lv2: Kinh tế học vĩ mô, vi mô cơ bản -> instagram

Lv3: Khái quát Báo cáo tài chính, kế toán -> ngay phía dưới

Lv4: Kế toán tài chính căn bản -> Youtube

Lv5: Tìm hiểu các mô hình kinh doanh -> tại đây

Lv6: Tìm hiểu về công ty cụ thể, rất quan trọng -> tại đây hoặc instagram

Lv7: Catalyst ( chất xúc tác ) thúc đẩy cổ phiếu tăng giá -> Catalyst

Lv8: Dự phóng và các phương pháp định giá -> tại đây

Lv9: Các game về tài chính -> tại đây

Lv 10: Đọc hiểu ''tin trà đá'' và tính hợp lý của chúng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

-> Chúng ta cùng thảo luận.

Ví dụ:

Đánh giá được thông tin tăng vốn, thoái vốn:

  • Thị trường có đang thuận lợi không ?

  • Nhóm cổ phiếu Nhà nước: VCB, CTG, GAS, VNM, BVH... diễn biến thế nào

Nguồn thông tin tham khảo chính thống thì TẠI ĐÂY.

Bạn chờ khoảng 10s nhé nếu ảnh load chậm do kích thước lớn.

3 bước đọc nhanh báo cáo tài chính

Nội dung đẩy đủ thì nhiều lắm 😂

Nhưng bạn không cần phải là chuyên gia để đi quá chi tiết mà chỉ cần 3 bước dưới đây.

Bước 1: Muốn “chạy” thì phải biết ”đi” cái đã.

Đọc báo cáo tài chính phức tạp, nhất là khi dùng nó để đầu tư.

  1. Mua sách về báo cáo tài chính

  2. Đọc bài viết của những người có chuyên môn - không phải ''chuyên gia'' tự xưng.

  3. Đi học.

Trên thị trường không thiếu khóa học, tuy nhiên Lý Thông thì ít mà Thạch Sanh thì nhiều.

Hoặc là dạy những chứ quá cơ bản không thực sự ra tiền.

Lưu ý:

Tài chính đầu tư khác với tài chính học thuật - ví dụ như kiểm toán.

Một ''điều bất thường'' trong báo cáo tài chính:

  • Góc nhìn kiểm toán sẽ ''thận trọng''.

  • Góc nhìn đầu tư sẽ xem xét các thông tin liên quan và ý đồ thật sự phía sau của thông tin đó.

Bước 2: Hiểu thông tin doanh nghiệp

Như lời nói đầu, quan trọng nhất là:

Trong định giá, mình không tính ''giá trị thực'' của cổ phiếu mà mình sẽ hiểu được những yếu tố tác động lớn nhất tới lợi nhuận, rủi ro của cổ phiếu để chủ động đi tiền 👍

Cái này thì không khó:

  1. Mô hình kinh doanh - cách tạo tiền; cụ thể hơn thì tại đây Thực chiến - Bớt lý thuyết

  2. Uy tín, may mắn, ''lời đồn đại'': cái này thì không dễ public.

Bước 3: Phân loại và ghi chú

Mình chia những doanh nghiệp đã đọc ra làm 3 nhóm.

  1. Thiên thời và media ủng hộ

  2. Có triển vọng nhưng chưa tới thời: Vùng giá trị

  3. Không quan tâm

Trên bảng giá Lightning bạn có thể dễ dàng tạo nhóm danh mục cổ phiếu quan trọng.

Bonus: 5 dấu hiệu của một cổ phiếu lởm

  1. Quá nhiều tiền mặt một cách phi lý.

  2. Khoản phải thu đáng ngờ

  3. Đầu tư tài chính mạnh.

  4. Thành viên của một Tập đoàn - Holdings -> rủi ro chuyển lợi nhuận.

  5. Thanh khoản đều đều, giá đi ngang: Deal không cho ai ăn nhưng ''cũng không ăn ai''.

Hệ thống CANSLIM

Phương pháp này sử dụng 7 tiêu chí để chọn cổ phiếu, thể hiện qua các chữ cái C-A-N-S-L-I-M

Current Quarterly Earnings Per Share - Tăng trưởng thu nhập quý hiện tại

  • Tăng trưởng EPS quý gần nhất và quý gần liền kề phải đạt tối thiểu 20% – 25% so với quý cùng kỳ.

  • Không so sánh với quý liền kề trước đó để loại bỏ yếu tố thời vụ.

  • Thu nhập phải đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, loại bỏ các yếu tố đột biến chỉ xảy ra 1 lần như: bán bất động sản, bán cổ phần đầu tư tài chính, chênh lệch tỷ giá,…Nếu công ty có vị thế thấp ở lĩnh vực mà mình hoạt động, rất có thể doanh nghiệp khó có thể duy trì mức tăng trưởng EPS trong dài hạn.

  • Thêm vào đó, tăng trưởng lợi nhuận phải được đi kèm cùng tăng trưởng doanh thu. Tăng trưởng doanh thu quý gần nhất tối thiểu phải đạt 20–25% hoặc tối thiểu duy trì tốc độ tăng trưởng dương và ngày càng tăng trong các quý gần đây.

  • Khi một doanh nghiệp báo cáo tăng trưởng tốt nhà đầu tư nên kiểm tra các doanh nghiệp khác trong cùng ngành xem có đạt mức tăng trưởng hợp lí không.

Phương pháp đầu tư “4M”

Những cổ phiếu thỏa mãn cả 4 tiêu chí này sẽ là khoản đầu tư tuyệt vời và tích lũy chúng là cách để những nhà đầu tư cá nhân trở nên giàu có.

Đầu tư vào những doanh nghiệp dễ hiểu

Cách an toàn nhất để kiếm tiền là dựa trên lĩnh vực mà mình am hiểu nhất.

Ví dụ:

Bạn làm ngân hàng sẽ nắm thông tin về lợi thế các doanh nghiệp trong ngành... hơn người khác.

Last updated