Tips đọc biểu đồ + 3 mô hình siêu kiếm tiền

Mark Minervini - 2 lần vô dịch chứng khoán Mỹ.

Bản đồ vẽ ra giúp chúng ta có cái tin bao quát và biết mình đang ở đâu, cần đi tới đâu... hay thậm chỉ là biết ở đâu đang kẹt xe.

Trên thị trường chứng khoán, đọc biểu đồ giúp chung ta biết được những thông tin vô cùng quan trọng:

  • Smart money đang có hành động gì: tích lũy hay phân phối

  • Chúng ta có đang quá xa nền giá, hỗ trợ kháng cự không

  • Nên mua vào hay bán ra cổ phiếu.

Đừng sợ việc phải mua giá cao.

Giá tăng trong mô hình tin cậy chứng tỏ rằng bạn đang đi đúng hướng.

Trải qua nhiều đợt downtrend, mình hiểu rằng trong Uptrend phải tối đa lợi nhuận.

Thành phần chính trên biểu đồ

1. Biểu đồ nến

Đây là công cụ cơ bản nhất rồi.

Giờ thì không ai lại dùng chỉ mỗi biểu đồ Line - đường giá cả.

Nến, các cặp nến cung cấp nhiều thông tin ... và màu xanh đỏ vui mắt 😄

2. Khối lượng

Cái này thì cũng không cần nói thêm quá nhiều. Đương nhiên rồi.

Mình thường thêm trung bình khối lượng 20 phiên gần nhất để nhận biết

  • Vùng khối lượng cao, thấp đặc biệt.

  • Những cây nến khối lượng lớn

3. Các đường trung bình

  1. MA10: cho chiến lược back test MA10 với cổ phiếu mạnh

  2. MA20: là band giữa trong dải Bolinger Band

  3. MA50: lọc xu hướng trung hạn, nới tổ chức đỡ giá

  4. MA100, MA200: tìm kiếm xu hướng dài hạn

Ngoài ra còn có combo 3 đương EMA 8, 34, 89 trên thế giới có rát nhiều người dùng.

4. Chỉ báo

Thường là RSI, Bolinger Band.

Anh chị có thể tùy chỉnh sao cho dễ dùng nhất.

Tổng hợp thì trông sẽ như này:

1 tuần có 5 phiên nên thực chất MA 10 tuần cũng chính là MA 50 ngày.

Nên mình sẽ dùng ít chỉ báo để ''gọn'' nhất kèm cùng một chút sai số không đáng kể.

5. Lọc realtime

Tính năng này có trong Fireant bản web để mình lọc nhanh cổ phiếu.

Đây là một tab nhỏ để tìm ý tưởng đầu tư ngắn hạn.

Thông thường mình sử dụng các điều kiện sau:

  1. Niêm yết tại HOSE, HNX

  2. RS trên 70

  3. Vốn hóa trên 5.000 tỷ.

Trong Amibroker cũng có nhiều code hỗ trợ bạn lọc cổ phiếu theo yêu cầu.

Đọc biểu đồ cơ bản

1. Xu hướng

Xu hướng là bạn.

Đương nhiên là ở Việt Nam chúng ta đi tìm xu hướng tăng.

Xu hướng đi ngang hoặc giảm thì kiếm tiền khó lắm.

Xác định xu hướng thì có nhiều cách như Trendline, MA, đỉnh đáy... nhưng với mình thì

  1. Xu hướng tăng thì thanh khoản + giá phải tăng.

  2. Xu hướng tăng và tiền không vào thì khả năng là bẫy bulltrap - như 2019.

2. Giá và khối lượng

Giá tăng giảm rất khó đánh giá...

... nhưng khối lượng thì cung cấp nhiều thông tin giá trị hơn.

Khối lượng là dấu chân của Smart money.

  • Luôn chú ý tới nhưng cây khối lượng lớn.

  • Những cây khối lượng quá lớn (gấp trên 3 lần trung bình) thì lại thường không tốt.

  • Chỉ khi có vùng thanh khoản lớn thì Smart money mới dễ dàng hành động.

3. Hỗ trợ, kháng cự

Thông thường sẽ là các đường trendline nối đáy, đỉnh.

Nếu đánh trung hạn thì việc sử dụng công cụ Fibonanci rất hiệu quả.

Mẫu hình kiếm tiền

Trước khi vào lệnh bạn cần nắm được 3 thông tin chính:

  1. Xu hướng: thị trường, cổ phiếu

  2. Mô hình tin cậy

  3. Điểm mua vào, bán ra

Cụ thể như sau:

  1. Thị trường Uptrend an toàn nhất khi có phiên bùng nổ theo đà FTD. => Nếu cố phiếu bùng nổ mà không có bùng nổ theo đà -> chắc về cơ bản, tỷ trọng.

  2. Cần một đà tăng giá trước đó <-> Ưu tiên mô hình tiếp diễn xu hướng.

  3. Loại trừ cổ phiếu mới lên sàn 1 năm.

  4. Đặt ngưỡng cắt lỗ 5% đầu tiên bán 50% và 5% tiếp theo cắt lỗ. Chủ động nguyên tắc đặt kịch bản trong phiên để hạn chế rủi ro.

  5. Thời gian hình thành mãu hình càng lâu càng tin cậy.

1. Mô hình Nền phẳng

Đây là mô hình đáng tin cậy nhất trên TTCK Việt Nam

Thời gian

  • Đa số là từ 3 tháng trở lên. Nếu tích lũy 2 năm sẽ là siêu cổ phiểu.

  • Sau khi thị trường thoát khỏi xu hướng giảm giá (index giảm trên 20%) thì mô hình tin cậy khi nền kéo dài ít nhất 3-6 tháng ( 1-2 kì KQKD tùy thời vụ)

Biên độ nền giá

  • Tối đa 15% nếu tính 3 tháng trở lên.

  • Nền ngắn biên độ không quá 8%

Ngay trước ngày bùng nổ thường xảy ra 3 dấu hiệu:

  • Khối lượng ngày càng cạn kiệt cho tới phiên bùng nổ.

  • Cổ phiếu điều chỉnh 3-5 phiên liên tục

  • Có ít nhất 2 lần bùng nổ thất bại phía trước.

  • Mua 1: Phiên bùng nổ khỏi nền giá (phiên số 3 sau 2 lần phát bại trước đó)

  • Mua 2: Mua khi giá chỉnh lại hoặc bùng nổ tiếp kèm vol cao hơn

  • Mức độ dư trần + thông tin thì đôi lúc khối lượng khớp sẽ không quá cao.

  • Các cổ phiếu trong ngành cần hưởng ứng hoặc bùng nổ luân phiên.

2. Mô hình VCP

  • Mô hình thu hẹp biến động

  • Thời gian từ 3-65 tuần

  • Cổ phiếu cần đà tăng trước đó từ 10-15%

Gần như tương tự với mô hình nền phẳng nhưng đáy cao dần tạo thành một đường hỗ trợ.

Mua phiên bùng nổ trên nền tích lũy cạn kiệt và vượt qua điểm break out.

Sự thu hẹp từ trái qua phải -> chặt chẽ dần.

Trong thời gian hình thành nền chỉ nên thăm dò 30%.

3. Cốc tay cầm

Cổ phiếu phải có đà tăng trước đó 30% rồi mới hình thành cốc tay cầm.

Đa số hình thành từ 3-6 tháng là tốt nhất.

Các mẫu hình được hình thành từ 3 tháng trở lên là đáng tin cậy nhất.

Lý do tạo cốc:

  • Do thị trường chung điều chỉnh giảm

  • Nhỏ lẻ đu đám quá nhiều

  • KQKD so với quý cùng kỳ không có đột biến -> thiếu động lực tăng tiếp...

Mức điều chỉnh từ đỉnh tới đáy cốc

  • Thông thường điều chỉnh 20-30% đến đáy cốc.

  • Có thể giảm tối đa 40% nếu thị trường chung rất xấu

  • Trường hợp rớt trên 40% thì đa số đều thất bại.

Phần tay cầm:

  • Mức điều chỉnh và thời gian hình thành không quá 1/2 mức từ đỉnh - đáy cốc.

  • Thường diễn ra mô hình nền phẳng hoặc dốc xuống nhẹ.

  • Tay cầm dốc lên xác xuất thất bại khá cao.

Phiên bùng nổ

  • Thường cạn khối lượng ít nhất 2-3 phiên trước khi bùng nổ.

  • Bùng nổ cần vol tăng

Mô hình cốc không có tay cầm rất có thể hình thành mẫu hình 3C.

Mẫu hình 3C thường dùng cho cổ phiếu mới lên sàn.

Còn rất nhiều các mẫu hình khác như mô hình lá cờ, 2 đỉnh 2 đáy, vai đầu vai...

Nhưng mình luôn ưu tiên 3 mẫu hình trên do có tỷ lệ thành công tại Việt Nam là rất cao.

Cách đếm nền giá

Cơ hội mua tốt nhất là ở nền 1 và nền 2.

Nếu bạn có sẵn cổ phiếu ở nền giá số 1 thì có thể sử dụng margin luôn tại nền giá số 2.

Lý do:

  • 2 nền giá đầu thường mọi thứ không rõ ràng. Đa phần sẽ thiếu thông tin và do tâm lý nđt đa số chán nản, sợ hãi sau chuỗi thua liên tiếp.

  • Cổ phiếu tăng trong khi chưa có tin hỗ trợ thường là tăng tốt nhất.

  • Yếu tố cơ bản như: kì KQKD trước là vùng trũng, có tổ chức bảo trợ,... là yếu tố hình thành siêu cổ phiếu.

Kinh nghiệm

  • Blue nền 1-2-3-4. Thường đến 4. Vì blue có margin. Lãi 50% thì đa phần margin nên đã lãi 80%.

  • Mid cũng 1-2-3-4-5. Mid dễ hút tiền nền 5.

  • Mini lái 1-2-3. Mini lên nền 3 đa phần là hết vì chỉ đánh để úp bô.

  • Sau đó sẽ quay lại blue kéo chỉ số để ra hết những con cùng nhóm.

  • Sóng sau luôn dài hơn sóng trước.

Khi mọi thứ rõ ràng - thường là nền 3 thì trung lập: thị trường có sóng uptrend thì lên tiếp; còn không thì thường break giả -> chốt lời tối ưu.

Last updated