Thị trường 2016
Bối cảnh đầu năm
Nhìn lại khoảng thời gian từ 2014-2015, bạn sẽ thấy diễn biến của VN-Index như sau:
''Leo thang bộ'' từ 520 lên 640 tương ứng 20-25% trong 5-6 tháng
Giảm ''thang máy'' từ 640 về 520 thậm chí chỉ trong 1 tháng
Ngoài ra, còn có 1 nhịp tăng từ 5/10 - 06/11/2015, VNI-Index tăng từ 570 lên 610 (~8%) chủ yếu do ''game thoái vốn'' của VNM (33%); BMP (20%); FPT (20%)...
Từ đó, một tâm lý chung trên thị trường là:
Tâm lý thị trường ở vùng điểm số trên 600 ''rất yếu''.
Tính đầu cơ rất cao: đa phần vượt 600 đều do kéo nhóm Tứ trụ hoặc một nhóm cổ phiếu riêng.
Bạn hãy xem qua thống kê 2 lần thị trường vượt 600 trong 2014 và 2015:
Vì vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy dòng tiền vào thị trường ở mức điểm số trên 600 là rất yếu thông qua biểu đồ thanh khoản khớp lệnh dưới đây.
Tổng quan
Số 1: Thanh khoản thị trường
Số 2: FED lần đầu tăng lãi suất sau 8 năm
Đầu năm 2016, toàn thế giới râm ran tin FED sẽ tăng lãi suất sớm.
Tuy nhiên tới cuối năm, cụ thể là vào ngày 15/12/2016 thì FED mới chính thức nâng lãi suất lần đầu thêm 0,25% do nhiều nguyên nhân như:
Sự kiện TTCK Trung Quốc ngắt giao dịch ngày 1/4
Sự kiện Brexit và các lo ngại liên quan trong nội bộ EU.
Bầu cử tổng thống Mỹ.
Câu chuyện FED tăng lãi suất thì có lẽ chuyển sang năm 2017.
Số 3: Brexit
Ngày 23-6, 52% cử tri Anh đã bỏ phiếu đồng ý rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Thị trường chứng khoán toàn thế giới giảm mạnh.
Việt Nam giảm sau đó nhưng cuối phiên rút chân, bung khối lượng.
Brexit là từ ghép được nối bởi hai chữ “Britain” – nước Anh và “exit” – sự ra đi.
Đây là sự kiện Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu sau nhiều năm gắn bó đồng thời cũng thay đổi mối quan hệ về an ninh, thương mại,...
Nếu Brexit làm cho kinh tế Anh nói riêng, kinh tế EU rơi vào suy thoái trầm trọng thì sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ.
Sự kiện này gây ra nhiều lo lắng như việc các quốc gia hàng đầu Châu Âu như Pháp, Đức,... có thể đi theo Anh trong bối cảnh nhiều quốc gia khác gặp khó khăn như Hy Lạp, Italy,...
Điều quan trọng là nó đem lại ''một khoảng không vô định'' mà triển vọng kinh tế toàn càu trở nên vô cùng khó dự báo.
Số 4: Tổng thống Donald Trump
Ngày 09/11/2016 đối với mình vô cùng đáng nhớ:
Bầu cử ở Mỹ cập nhật liên tục, từ 9h sáng tới tầm 4h chiều (giờ Việt Nam)
Trong các cuộc bầu cử thăm dò thì lợi thế thuộc về Hillary Clinton.
Các bang ở Mỹ nhảy số liên tục theo thời gian thực, và kết quả rất bất ngờ khi Donald Trump sau đó dẫn trước và trở thành tổng thống.
Thời điểm Trump dẫn trước thì các chỉ số chứng khoán, hàng hóa trên toàn thế giới đồng loạt quay đầu giảm rất mạnh.
Tóm tắt nhanh về chính sách:
Hillary có đường lối ngoại giao mềm mỏng. Đây là tin tốt cho nhóm cổ phiếu kỳ vọng vào Hiệp định TPP (nhóm dẫn dắt năm 2015 và đầu 2016).
Trump với chủ trương ''America First'' nhắm đưa Mỹ trở thành cường quốc số 1, và không ủng hộ việc toàn cầu hóa.
Có thể coi như Trump là một liều thuốc detox - thải độc cho nước Mỹ.
Chứng khoán toàn cầu sẽ giảm do 3 nguyên nhân chính:
Đa số đều chạy trước theo tin Hillary lên làm tổng thống.
Chính sách của Trump sẽ làm cho triển vọng chung chậm lại.
Thời điểm FED đang muốn tăng lãi suất...
Tuy nhiên thực tế là tất cả các thị trường chứng khoán sau đó đều tăng mạnh -> Nguyên nhân thì mình sẽ đề cập ở phần sau bài viết.
Số 5: Trend ''tài chính tiêu dùng'' với FE Credit, trả góp 0%
Với sự ra đời của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính đã có một khung pháp lý riêng, không còn bị đối xử như với một ngân hàng thương mại.
4 công ty lớn nhất đã nắm giữ hơn 80% thị phần, trong đó FE Credit (trực thuộc VPBank) là doanh nghiệp lớn nhất (gần 40% thị phần.
Các ngân hàng thương mại bắt đầu tham gia mạnh vào trend này.
Với Home Credit, lượng khách hàng mới trong năm 2016 là 1,9 triệu người, tăng 90% so với năm 2015.
6 tháng đầu năm 2016, 50% khách hàng của Home Credit vay trả góp với lãi suất 0%
Nhiều app tài chính như Momo, Zalo Pay, Grab Pay, ... xuất hiện.
Đây cũng chính là giai đoạn mà ngành bán lẻ trong đó nổi bật nhất là Thế giới di động bứt phá.
Hệ thống Gs.Lab
1. Đếm phiên phân phối
2016 thị trường lên đều, năm nay khá khó đánh nên hệ thống không hiệu quả.
Thị trường giữ trend tăng giá sau phiên Phục hồi đầu năm.
Tâm lý đa phần đều rất yếu ở vùng trên 600 nên các nhịp chỉnh đều nhanh và mạnh - nhưng không gãy trend
Phiên FTD có đến 3 lần bị phá và buộc phải đếm lại.
2. Định giá chuẩn
Vẫn là câu chuyện lợi suất trái phiếu giảm, chứng khoán tăng.
Việc thị trường phản ánh trước khi FED chính thức tăng lãi suất là bình thường; thị trường toàn thế giới chạy trước 1 tháng.
Chứng khoán việc FED chỉ nâng lãi suất thêm 0.25% trong khi đó tổng thống Trump hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách giảm thuế và chiến dịch ''Make America Great Again'' giúp thị trường toàn cầu tăng giá mạnh.
3. Dòng tiền
4. Chứng khoán thế giới
5. Lãi suất, DXY, tỷ giá
Tổng kết
Số 1: Trong đầu tư, đa phần giá chạy theo các dự báo sớm
Ví dụ về câu chuyện FED tăng lãi suất.
Bản chất của tin chính thức tăng/ giảm lãi suất là chỉ báo trễ.
Vì là chỉ báo trễ nên thị trường thường di chuyển trước tin - và sau đó là hiệu ứng ''tin ra là bán''.
Thêm nữa, tin tức FED tăng lãi suất được Smart money hiểu là:
Kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt, FED cần hút lại lượng tiền đã tung ra để hỗ trợ khủng hoảng kinh tế 2008-2009
Các tin tức xấu như Brexit, bầu cử,... đều đã được thị trường phản ảnh => việc FED chính thức tăng lãi suất nghĩa là những rủi ro phía trước không thực sự đáng lo ngại.
Số 2: Mọi chuyện đều có 2 mặt
Trump đắc cử tổng thống đem lại bất ngờ lớn.
Chỉ tính ở riêng Việt Nam thì:
Nhóm cổ phiếu TPP được kỳ vọng rất nhiều thì lập tức giảm mạnh.
Các hiệp định thương mại toàn cầu gặp khó -> Việt Nam
Tính cách của một nhà kinh doanh làm chính trị sẽ rất khó dự đoán...
Tuy nhiên, thực tế thì giới đầu tư đã rót tiền vào các lĩnh vực có thể sinh lời khi ông Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Số 3: Thị trường rất nhanh quên
Nếu như để ý bạn sẽ thấy trong 3 năm từ 2014-2016, có khá nhiều tin xấu để lại tác động ''lâu dài'' như:
Năm 2014: Thông tư 36 siết dòng tiền vào thị trường, lo ngại về quan hệ thương mại Việt-Trung sau sự kiện giàn khoan HD 981
Năm 2015: Nhiều cú giảm bất giờ, đặc biệt là sự kiện TQ phá giá nội tệ khiến thị trường giảm từ 640 về 520 trong 1 tháng.
Năm 2016: Sự bất ổn đến từ châu Âu và chính sách của Donald Trump..
Bản thân mình vào thời điểm đầu tham gia thị trường cũng rất khó hiểu về cách vận hành của thị trường chứng khoán. Ở góc độ nào đó thì TTCK không hẳn là đi theo tin tức và nền kinh tế và nó có vận động riêng.
Trong mỗi vận động đều có một nhóm cổ phiếu được gọi là Siêu cổ phiếu hay được gọi là dòng dẫn cắt.
Bản chất tin tức đều có 2 mặt - nghĩa là có doanh nghiệp hưởng lợi và có doanh nghiệp gặp khó khăn.
Các doanh nghiệp được lên sàn đều nằm trong top đầu của mỗi lĩnh vực và trong watchlist của mình thì đều là các cổ phiếu có nội tại tốt.
Vì vậy, việc chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức, kinh nghiệm thì các thông tin trên thị trường luôn là các cơ hội đầu tư tuyệt vời dành cho mọi nhà đầu tư.
Last updated