Phân tích ngành
Những yếu tố mang tính trọng yếu trong phân tích đầu tư.
Last updated
Những yếu tố mang tính trọng yếu trong phân tích đầu tư.
Last updated
Bài viết đơn thuần mang tính lý thuyết !
Bạn có thể xem qua 2 mục sau để có dữ liệu thực tế - liên tục cập nhật bổ sung:
Đây thường là cổ phiếu chu kỳ, phòng thủ.
Ngành nay có ''con hào kinh tế'' do cần đầu tư lớn.
Mô hình kinh doanh đơn giản:
Xây nhà máy -> Nhập nguyên vật liệu -> sản xuất -> Bán thu tiền
Các yếu tố cần lưu ý chính là:
Năng lực sản xuất: sản lượng, sản phẩm, thương hiệu.
Nợ vay
Biên lợi nhuận gộp: đầu vào, đầu ra
Đặc trưng ngành sản xuất là tài sản cố định thường rất lớn.
Ví dụ:
Nhà máy, thủy điện, mỏ đá,...
Một điều dễ nhận ra là: Doanh thu = Giá x Sản lượng
Giá bán phụ thuộc vào đầu vào, đầu ra, chiết khấu...
Tăng sản lượng thì với doanh nghiệp sản xuất gần như bắt buộc phải xây nhà máy mới.
Lưu ý:
Mỏ đá có thời hạn khai thác và có lợi thế đặc biệt.
Doanh nghiệp sản xuất có đặc thù:
Đa phần đều đi vay để xây tài sản cố định như nhà xưởng...
Tiền mặt hạn chế để sử udnjg làm vốn lưu động.
=> Thời điểm trong khi xây dựng và 1 vài quý đầu sau khi nhà máy vận hành sẽ chịu áp lực về tài chính như lãi vay, giới hạn công suất,..
Lãi vay có thể là ngoại tệ nên vấn đề tỷ giá cũng rất quan trọng.
Do có yếu tố lãi vay tác động nên lợi nhuận sau thuế chắc chắn giảm trong thời gian này.
Để loại bỏ yếu tố lãi vay, mình thường dùng chỉ số EBIT.
EBIT = Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
EBIT tăng đều và nhà máy mới sắp hoàn thành là cơ hội tuyệt vời để mua vào.
Tồn kho -> thành phẩm cũng phải bán được thì mới có lợi nhuận.
Công thức tính Số vòng quay hàng tồn kho như sau:
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho càng cao.
Ví dụ:
HSG dự trữ được lượng HRC - thép cán nóng để làm ra tôn.
Giai đoạn 2020-2021 giá thép tăng -> HSG hưởng lợi rất lớn do đầu cơ được nguyên liệu giá rẻ.
Đây cũng là ngành có tính chu kỳ liên quan tới ''sóng'' BĐS.
Đất -> Vay tiền làm dự án -> ''Thành phẩm'' -> Bán
Quỹ đất: vị trí, dự án...
Vay tiền làm dự án: vây ngân hàng, trái phiếu hoặc thu theo tiến độ.
Thời điểm hạch toán lợi nhuận
Lưu ý:
Đa phần các công ty BĐS đều hạch toán lợi nhuận vào quý 4 -> Xem BCTC năm
Tiến độ xây dựng -> Theo dõi BCTC quý hoặc tới nơi khảo sát, dự Đại hội cổ đông...
''Hàng tồn kho'' không bị hỏng hóc, ai cũng có nhu cầu.
Doanh nghiệp từ ''xưa'', ghi nhận mảnh đất giá vốn có 10 tỷ nhưng giá thị trường hiện 100 tỷ
-> Bùng nổ về lợi nhuận.
-> Cần định giá sơ quỹ đất: 10ha thì chỉ có tầm 6-7 ha cho xây dựng.
Dự án được triển khai xem ở thuyết minh hàng tồn kho: bất động sản dở dang
Trên trang chủ công ty đa phần ghi thông tin các dự án.
Dự án gì, nằm ở đâu
Bán chạy không -> xem mục Người bán trả tiền trước.
Có vay tiền làm dự án không
Ước tính doanh thu, lợi nhuận
Cách hạch toán
Đất khu công nghiệp -> Đất cho thuê -> Doanh thu được ghi nhận ngay
BĐS thương mại -> người mua nộp tiền nhưng chưa được ở -> phải bàn giao mới được ghi vào doanh thu -> quan tâm mục người bán trả tiền trước.
Dự án bán được thì mục này tăng liên tục qua từng quý.
Biên lợi nhuận gộp trên 30% là tốt ( ln gộp do còn phải trả lãi vay).
Lưu ý:
BĐS khu công nghiệp có thể nhận được 1 khoản tiền lớn như sau:
Công ty X thuê đất của công ty Y trong 50 năm trả luôn 50.000 tỷ.
Công ty Y hạch toán mỗi năm 1.000 tỷ doanh thu vào BCTC; phần còn lại là tiền gửi bank.
Gs.Lab có bài viết chi tiết về BĐS Khu công nghiệp TẠI ĐÂY
Các doanh nghiệp bất động sản trên sàn thường rất lớn.
Đa phần đều được hỗ trợ bởi chính sách, ngân hàng.. phía sau.
Dự án được xây dựng bởi Hòa Bình, Newtecons, An phong,... thì tốt hơn công ty khác.
Mô hình kinh doanh tương đối đơn giản.
Nhập hàng giá sỉ -> Bán hàng giá lẻ.
Do đó, mình sẽ tập trung vào cách tạo lợi nhuận của doanh nghiệp bán lẻ qua công thức
Lợi nhuận = biên ln gộp x đòn bẩy x quy mô(số của hàng)
Lưu ý:
Một vài doanh nghiệp như PNJ, FPT vừa là sản xuất, gia công, vừa là bán lẻ..
Càng to thì nhập càng nhiều -> giá càng rẻ -> giá vốn thấp ->Biên lợi nhuận cao.
1 cửa hàng chỉ trong một quy mô nhất định -> nhiều của hàng, bán online càng tốt.
Đặc trưng bởi doanh thu thường rất lớn.
Giá bán ảnh hưởng tới doanh thu.
Giá bán thì không thể chênh lệch quá nhiều
=> Lợi thế ''nhiều cửa hàng'' là tốt nhất.
Cho biết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có tốt không.
Ví dụ:
Cùng 1 m2 nhưng MWG sử dụng hiệu quả hơn FPT Shop.
Doanh nghiệp bán lẻ chỉ nhập vào, bán ra nên biên lợi nhuận sẽ rất thấp.
-> bán được nhiều thì lãi nhiều.
Doanh thu to nên 1% thay đổi của biên lợi nhuận sẽ ảnh hưởng nhiều tới lãi.
Để tăng trưởng 20% thì có 2 cách
1 cửa hàng phải thêm 20% doanh thu
Mở thêm của hàng mới
Cách số 2 dễ hơn -> chi phí sẽ cao hơn.
Ví dụ:
MWG, Long Châu có công thức thành công cho 1 cửa hàng.
-> Thuê mặt bằng, mở rộng chuỗi.
Đầu tiên, mình phân loại đơn giản ngành ngân hàng thành 3 nhóm chính
Nhóm Big 4 ngân hàng Nhà nước gồm: Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank.
Nhóm các ngân hàng thương mại: MBB, ACB, TCB, STB, VIB, HDB,..
Nhóm ngân hàng nước ngoài.
Ngành ngân hàng trở thành một nhân tố chủ đạo trên thị trường khi nhóm này đã chiếm tới 40% điểm số.
Đây là hoạt động chính của nhóm bank Nhà nước
Huy động 5% -> Cho vay 8% -> NIM là 3
Cho vay nhiều -> lợi nhuận cao.
Đại diên bởi nhóm ngân hàng thương mại tư nhân.
Dịch vụ tiêu biểu như:
VPB: vay tiêu dùng FE Credit
MBB: 30% huy động đến tư khoản tiền gửi không kì hạn của Tân Cảng
TCB với hậu thuẫn Masan và VinGroup; Chứng khoán TCBS số 1 mảng trái phiếu.
VCB với chất lượng tài sản tốt, cổ phiếu cô đặc
Và mảng banca - bán bảo hiểm của hầu hết các bank.
Phân tích ngân hàng rất phức tạp và liên quan nhiều tới yếu tố ''game''.
Thông tin phân tích thì sẽ cần phải đặt lên bàn cân so sánh kèm nhiều yếu tố liên quan.
Bạn xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Một công ty môi giới thông thường có các nguồn thu chính như sau
Môi giới
Cho vay margin
Tự doanh
Deal
Cổ phiếu chứng khoán có tính chu kỳ.
Dễ nhận thấy nhất khi thị trường sôi động: khối lượng tăng, tài khoản mở mới nhiều.
-> Công ty nằm trong top 10 thị phần sẽ hưởng lợi hơn.
Khoản này chủ yếu đến từ phí giao dịch.
Thị trường tăng thì mọi người tự tin dùng margin.
Thông thường CTCK sẽ cho vay ở mức 12-13% và huy động ở quanh 10%.
Ví dụ 1 cổ phiếu cho vay 1-1 thì khách hàng mua CTCK sẽ ăn được cả phí và lãi margin.
Các CTCK cũng mua bán cổ phiếu nên khi thị trường tăng, họ có lãi.
2 vấn đề cần trọng yếu là
Tìm kiếm danh mục tự doanh FVTPL và đánh giá phần này theo giá thị trường giúp bạn đi trước KQKD của một CTCK.
Công có quy định cụ thể mà tùy công ty chứng khoán luôn chuyển 2 mục này để ghi nhận lãi, lỗ.
Đây là bao gồm:
Tư vấn IPO, sắp nhập M&A
Phát hành trái phiếu, chứng quyền
Đây là một ngành lớn và từng doanh nghiệp có một đặc trưng riêng.
Dưới đây là khái quát về ngành.
Chi tiết về từng doanh nghiệp bạn có thể tự tra cứu thêm thông tin.
Dưới góc nhín cá nhân, mình đánh giá ngành này không cao do.
Xu hướng ''năng lượng xanh'', bảo vệ môi trường.
Cổ phiếu Dầu khí mang yếu tố Nhà nước, hiệu quả còn hạn chế.
Tính chu kì rất cao, sóng lớn.
Một số doanh nghiệp tốt trong ngành nếu bạn có quan tâm là: PVS, GAS, PVT, DPM, NT2.
Trên đây là 6 nhóm ngành chính trên thị trường chứng khoán.
Nội dụng ở trên mình nghĩ là khái quát được 80% kiến thức cơ bản và đủ để giúp bạn kiếm được tiền trên thị trường.
Những nhóm còn lại như: xây dựng, bảo hiểm,... rất khó phân tích và hiệu quả đầu tư không cao nên mình không đề cập.
FVTPL | AFS | |
---|---|---|
Tên đầy đủ
Fair Value through Profit or Loss
Available for sale Chứng khoán sẵn sàng để bán
Ghi nhận
Lãi/ Lỗ ghi vào kết quả hoạt động kinh doanh
Lãi/ Lỗ ghi vào kết quả Vốn chủ sở hữu.
Quan trọng, ghi nhận lợi nhận
Ít quan trọng, không nghi lợi nhuận
Giá cuối quý trước là giá vốn của quý sau.