Smart money - Bàn tay vô hình
''Rõ thấy - rõ biết''
Bí mật trên thị trường tài chính chỉ đơn giản qua 3 điều sau:
Thị trường tài chính luôn tăng trong DÀI HẠN
Xu hướng được tạo ra và dẫn dắt bởi các nhà tạo lập thị trường.
''Cá con'' tuân thủ nguyên tắc là người chiến thắng
Sau đây Gs.Lab sẽ diễn giải chi tiết !
Thị trường tài chính luôn tăng trong DÀI HẠN
3 mắt xích chặt chẽ
Đây là các mắt xích vô cùng chặt chẽ.
Muốn xã hội vận hành một cách trơn tru, ổn định thì cả 3 yếu tố này đều phải tăng trưởng.
Mà rõ ràng nó thuận với xu hướng phát triển chung như đã nói ở bài viết trước.
Bài học từ các cuộc khủng hoảng
Chúng ta cùng nhìn 2 biểu đồ sau
Các cuộc khủng hoảng đều gây ra những cú sụt giảm rất lớn...
...nhưng đặc điểm chung là chúng không kéo dài quá 10 năm.
Từ 15-20 năm thì đây cũng chỉ là 1 đợt điều chỉnh giá.
...và sau đó là giai đoạn tăng trưởng cực kỳ lớn.
Nếu thị trường tài chính đi xuống trong dài hạn thì sao ?
Khi đó trật tự xã hội sẽ loạn lạc và các chính phủ sẽ mất quyền kiểm soát !
-> Đương nhiên là dẫn tới khủng hoảng.
Câu chuyện 1929 chính phủ không hỗ trợ thị trường tài chính trong khủng hoảng và để thị trường tự điều chỉnh đã dẫn tới rất nhiều hệ lụy về sau như:
Mâu thuẫn xã hội: thất nghiệp, bạo động,
Suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bất ổn chính trị: các đảng phái tại Mỹ...
=> Châm ngòi chiến tranh thế giới, xâm lược các nước thuộc địa...
Thị trường đi lên, nhưng tại sao vẫn có người thua lỗ ?
Họ chưa nắm được luật chơi và bị cảm xúc chi phối.
Đây cũng là 5 nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong đầu tư là:
Người đó chưa có cái nhìn thật sự dài hạn.
Thiếu kiến thức: Mua sai mã, không phân bổ vốn; sai thời điểm
Kiến thức không có hệ thống: mới tăng thì sợ; mỗi thứ biết một ít...
Thiếu niềm tin: thay đổi chiến lược liên tục, mua bán theo đám đông
Tâm lý con bạc: vay nợ nhiều; muốn kiếm tiền nhanh...
Xu hướng được tạo ra và dẫn dắt bởi các nhà tạo lập thị trường.
Smart money - tạo lập thị trường là ai ?
Ít thắng nhiều thì phải thực sự mạnh.
Sức mạnh, vũ khí trên thị trường tài chính là tiền.
Họ có thể là:
Người làm chính sách
Tổ chức lớn
Quỹ đầu tư, nhóm tài chính mạnh
Ban lãnh đạo công ty…
Các thế lực khác..
Tuy nhiên...
Họ có thể là bất cứ ai và bạn cũng không nên tìm hiểu họ là ai.
3 cấp bậc Smart money
Mỗi thị trường tài chính đều nó một nhóm tạo lập thị trường khác nhau.
...và họ có những mỗi liên kết ngầm.
...để hình thành mối liên hệ giữa các thị trường tài chính.
Cấp 1: Tài phiệt, chính phủ của các quốc gia.
Thế giới chúng ta đang sống là một tập hợp xã hội có luật lệ, có pháp luật.
=> Bất cứ một nhà tạo lập thị trường nào cũng phải chịu sự kiểm soát của nhà lập pháp và hành pháp.
Đó chính là các Chính phủ.
Nhiệm vụ của họ là:
Đảm bảo an sinh xã hội.
Giữ cho các mắt xích trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả, ổn định.
Đây được gọi là ''Cá nhà táng''.
Cấp 1 không ''ăn'' cá con mà giữ cho thị trường phát triển bền vững.
Có thể họ sẽ tác động vào thị trường để tạo sóng ''Thoái vốn'' như năm 2017-2018.
Cấp 2: Ngân hàng trung ương, tổ chức tài chính lớn
Ngân hàng trung ương với vũ khí:
Phát hành tiền tệ.
Quản lý tiền tệ: tỷ giá, lãi suất,...
Tổ chức lớn với giao dịch mua, bán xuyên quốc gia tác động tới tỷ giá -> ảnh hưởng tới cân đối ngoại tệ -> lãi suất -> chính sách tiền tệ của NHTW.
Đây cũng là lý do TTCK biến động mạnh khi:
Tỷ giá USD/VND biến động
Khối ngoại mua bán lớn...
Siêu sóng ''bơm tiền'', hạ lãi suất như 2020-2021.
Cấp 3: Cá mập, sàn, NĐT thông minh..
Theo dõi dấu chân của cấp 1 và cấp 2 để lại trên biểu đồ hoặc biết trước thông tin để củng cố xu hướng lớn.
Họ là:
Người của CTCK để ''làm deal'': PDR, NVL, SSB... hoặc đối ứng cho ETF...
Đội nhóm, quỹ tiềm lực lớn nắm cơ bản, hỗ trợ doanh nghiệp.
Thậm chí là ''tài khoản ẩn danh'' của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Lợi thế: di chuyển nhanh, thông tin đi trước.
Dân dã hay gọi là:
“Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ...”
Tất cả họ sẽ góp phần vào sự tăng trưởng, suy thoái của thị trường tài chính.
Sóng ngành giai đoạn 2014-2016.
Cá to ăn tiền cá nhỏ
Quy luật của tự nhiên là:
Đám đông không thể quyết định được xu hướng trong dài hạn.
Có chăng chỉ là một giai đoạn ngắn nào đó mà thôi.
Bởi đám đông nhỏ lẻ chỉ có ít tiền và đặc biệt là không có được sự đồng thuận.
Sự thật là:
5% dân số nắm giữ 95% của cải toàn xã hội.
Nên đương nhiên Smart money sẽ làm chủ cuộc chơi này.
Và họ luôn luôn chiến thắng.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng hay sợ hãi.
20 quy luật bất biến trên thị trường tài chính dưới đây sẽ giúp bạn đi theo Smart money:
Còn bây giờ, bạn hãy tiếp tục với câu hỏi
Smart money làm giá để làm gì ?
Không biết anh chị đã từng thắc mắc những câu hỏi sau không:
Họ quá giàu rồi, kiếm tiền nữa để làm gì ?
Động lực kiếm tiền của họ là gì ?
Một người chỉ cần 100 tỷ hay 5 triệu USD là đủ để hưởng thụ rồi. Lúc đó tiền đâu còn nhiều ý nghĩa ?
Dưới góc nhìn cá nhân, mình sẽ dẹp bỏ những câu truyền miệng xúc phạm để có câu trả lời như sau:
Chúng ta đều biết:
Việc điều phối thị trường tài chính nhằm giữ nó vận hành ổn định là một điều rất quan trọng trong nền kinh tế hiện đại.
Thị trường tài chính là nơi thu hút dòng tiền trong xã hội để tái đầu tư vào nền kinh tế.
Đó là một vòng lặp không hồi kết - nếu muốn mọi thứ ổn định.
Chuyện gì xảy ra nếu những nhà tạo lập....
..... dừng làm giá
..... để mọi thứ tự nhiên
..... để dòng tiền chảy vào những con cá nhỏ lẻ trên thị trường ?
Khi đó:
Đám đông cá nhỏ sẽ dần lớn hơn.
Thị phần dòng tiền sẽ mất kiểm soát khỏi bàn tay những nhà tạo lập.
Smart money không kiểm soát được thị trường
Vòng quay của thị trường tài chính - nền kinh tế sẽ trật bánh
Trật tự xã hội sẽ bị phá vỡ.
Các mắt xích sẽ bị đứt gãy và rất khó khôi khục lại.
Dễ thấy:
Trên thế giới có rất nhiều như bê bối Enron, ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ,
Và cũng bởi vậy, việc làm giá của tạo lập - Smart money sẽ không bao giờ dừng lại.
Động lực của họ dĩ nhiên không phải là TIỀN.
Vì họ đã có quá nhiều tiền.
Mục đích của họ là để giữ được quyền kiểm soát và tạo sự ổn định cho xã hội !
Và cũng bởi vậy...
Thị trường tài chính - chứng khoán về DÀI HẠN luôn tăng.
Nhóm người chiến thắng thị trường
Họ là ai ?
Đương nhiên họ là những huyền thoại đầu tư, những nhà quản lý quỹ thành công trên khắp thế giới.
Ví dụ:
Đầu tư giá trị: Warren Buffett, Peter Lynch,...
Trường phái kĩ thuật: Nicolas Darvas, Jesse Lauriston Livermore,...
Đầu tư tăng trưởng: William O'Neil, Mark Minervini...
Chúng ta cần làm gì ?
Điểm yếu của số đông chúng ta là:
Vùng đỉnh thì tham lam
Vùng đáy thì sợ hãi
Smart money sẽ vận dụng sức mạnh của họ là tiền và thông tin.
Họ kéo hưng phấn ở vùng đỉnh,
Hoảng loạn ở vùng đáy
Và dồn chúng ta về một hướng đã định trước.
Vì vậy, để đi theo Smart money thì chúng ta cần:
Tuân thủ nguyên tắc
''Biết nghe lời''
Và trở nên giàu có.
Tất nhiên, Gs.Lab đã tìm hiểu, học tập và thực hành rất nhiều để điều chỉnh những kiến thức đó trở nên:
Có hệ thống.
Dễ hiểu.
Và quan trọng nhất là phù hợp với chứng khoán Việt Nam.
Tiếp theo, chúng ta cùng đến với những luật căn bản nhất trên thị trường.
Last updated