👋
Chứng khoán Cấp tốc
  • 👋Tài liệu Chứng khoán by GsLab.vn
  • 🤫Bắt đầu
    • 👝Slide Chứng khoán cơ bản
    • Trend đầu tư 2020 - 2040
    • Smart money - Bàn tay vô hình
    • Chu kỳ chứng khoán, tâm lý, kinh tế
    • 20 quy tắc sống còn
    • 5 dạng cổ phiếu siêu kiếm tiền
  • 🌈Mở tài khoản VNDIRECT + hướng dẫn giao dịch online + Môi giới
    • Môi giới - broker
    • App + xác thực tài khoản
    • Đọc bảng giá Lightning
    • Nạp, rút tiền
    • Đặt lệnh
    • Margin
  • ✍️Lý thuyết
    • Cẩm nang
      • Data, tin tức
      • 3 bước mua một cổ phiếu
    • Phân tích Cơ bản
      • Khóa học của giáo sư đạt giải Nobel
      • Phân tích ngành
      • Mẹo tài chính
    • Phân tích Kỹ thuật
      • Tips đọc biểu đồ + 3 mô hình siêu kiếm tiền
      • Mẹo giao dịch ngắn hạn
    • 🦅Đầu tư giá trị
  • 📘Tàng kinh các
    • Sách A7 - Nhà đầu tư 1970
  • ✨Thực chiến
    • 🥂Tuyệt chiêu
      • Con sóng thị trường
      • Con sóng cổ phiếu
      • 5 nguyên tắc quản trị rủi ro
      • Vùng dưới giá trị
        • Chu kỳ tài sản rẻ
      • Vùng hồi phục
      • 6 Game tài chính
    • 🚀Siêu cổ phiếu
      • Mark Minervini Việt hóa
      • Điều chỉnh hay phân phối ?
    • 🎞️Quá trình đầu tư
      • Kinh tế Việt Nam
      • 🤬Cổ ''tốt'' nhưng...
      • Sóng cơ bản 2014-2016
        • Thị trường 2014
        • Cổ phiếu 2014
        • Thị trường 2015
        • Cổ phiếu 2015
        • Thị trường 2016
        • Cổ phiếu 2016
      • Sóng lên sàn, thoái vốn 2017-2018
        • Thị trường 2017
        • Cổ phiếu 2017
        • Thị trường 2018
        • Cổ phiếu 2018
      • Cân bằng 2019
        • Thị trường 2019
        • Cổ phiếu 2019
      • Sóng bơm tiền 2020-2022
        • Thị trường 2020
        • Cổ phiếu 2020
        • Thị trường 2021
        • Cổ phiếu 2021
        • Thị trường 2022
        • Cổ phiếu 2022
      • Khó khăn 2023
    • 🎭Tản mạn
      • 🫂Tản mạn 2
      • 👀Nghịch lý đầu tư
      • 😈Suy nghĩ sai lầm
        • Tâm lý học tội phạm
        • Zombie CREDIT SUISE
      • 🕊️Xuân - Hạ - Thu - Đông .. rồi lại Xuân
      • Xã hội
        • Đặc khu
        • Bất động sản
      • Về blog này
    • 🍀Thực chiến - Bớt lý thuyết
      • Chi tiết chuỗi giá trị Ngành
        • Ngành chứng khoán
      • Doanh nghiệp A-L
      • Doanh nghiệp M-Z
      • 🧀Catalyst
      • 2023
        • Mở rộng công suất 2023
        • Đáo hạn trái phiếu
        • DN hưởng lợi đầu tư công
  • 🐢Trái phiếu
    • Trái phiếu là gì
    • Trái phiếu tại VNDIRECT
      • Trái phiếu VBOND
      • Trái phiếu DBOND
      • Giao dịch trái phiếu
Powered by GitBook
On this page
  • Lịch sử phát triển của kinh tế Việt Nam
  • 1975 - Độc lập
  • 1986 - Đổi tiền và lạm phát gần 1000%
  • 1994 - Mở cửa kinh tế
  • 1997 - cơ chế tỷ giá kỳ diệu
  • 2000 - nay
  • Xu hướng dân số - xã hội.
  • Câu chuyện đầu tư
  • USD
  • Tài nguyên
  • Bất động sản
  • Trend tài chính
  • Các thị trường tài chính tại Việt Nam
  • Một thị trường muốn phát triển thì cần những yếu tố nào?
  • Chứng khoán Việt Nam

Was this helpful?

  1. Bắt đầu

Trend đầu tư 2020 - 2040

Lạc nước 2 xe đành bỏ phí; gặp thời 1 tốt cũng thành công.

Chúng ta chỉ có một quỹ thời gian, tiền bạc, công sức có giới hạn !

Nên bạn cần chọn nơi phù hợp nhất để tích lũy và gia tăng tài sản của mình bên vững.

Nội dung chính:

Các trend đầu tư bền vững, siêu lợi nhuận từ trước đến nay.

Nhà nước, chính phủ đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính theo bước các nền kinh tế đi trước

Chứng khoán kênh phù hợp nhất để tích lũy và tăng trưởng trong 20 năm tới.

Lịch sử phát triển của kinh tế Việt Nam

Bất kì quốc gia nào cũng đều phải trải qua các bước phát triển tương tự nhau.

Dù thị trường tài chính chính thống hay không chính thống thì chắc chắn nó đều chịu ảnh hưởng chung từ xu hướng kinh tế, xã hội.

Thị trường nào cũng đều phải cần có dòng tiền chảy qua.

Từ đó, chúng ta có thể so sánh với từng giai đoạn phát triển của các quốc gia đi trước để chuẩn bị và hành động kịp thời.

1975 - Độc lập

Năm 1975 là thời điểm nước ta hoàn toàn độc lập.

Sau đó là giai đoạn 5 năm để khắc phục hậu quả từ chiến tranh.

Tiếp đó ...

Từ 1980 trở đi chúng ta mới bắt đầu chú trọng tới việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội.

Bắt đầu với chế độ bao cấp với câu nói nổi tiếng

Làm theo năng lực - hưởng theo nhu cầu.

  • Cơm phải độn khoai, sắn

  • Được cấp 13kg gạo/ tháng

  • Xếp hàng dài để nhận lương thực

Điều này dẫn tới việc ông làm ít cũng như ông làm nhiều.

-> Không ai chịu chăm chỉ và kéo năng lực toàn xã hội đi xuống.

1986 - Đổi tiền và lạm phát gần 1000%

Nước ta bước vào cuộc cải cách kinh tế được khởi xướng bởi tổng bí thư Nguyên Văn Linh.

Chuyển đổi từ bao cấp sang kinh tế thị trường.

Cuộc cải cách về Giá - Lương - Tiền.

Bãi bỏ chế độ tem phiếu và tăng lương cho công nhân.

Tuy nhiên lương tăng -> nhu cầu cao -> lại in thêm tiền trong khi hàng hóa ít -> lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 1981-1985 lần lượt tăng là: 70%, 95%, 50%, 65% và 92%

Giải pháp:

  • Lãi suất tăng mạnh, cao nhất 20%/ tháng để hút tiền về

  • Tỷ giá VCB tăng từ 370 lên 3.000 đồng.

  • Khuyến khích mang hàng hoá từ nước ngoài để tăng nguồn hàng.

Lạm phát về 1 con số trong khoảng 5 năm.

Chỉ sau một giai đoạn vài chục nắm ngắn ngủi, GDP Việt Nam đã lên thứ 37 toàn cầu.

1994 - Mở cửa kinh tế

Hoa Kì bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam.

Nhờ hành động này mà nước ta được tự do buôn bán giao thương với các nước trên thế giới.

Dễ hiểu là:

Nếu Mỹ không gỡ cấm vận thì hiện nay chúng ta giống với một Triều Tiên thứ hai.

1997 - cơ chế tỷ giá kỳ diệu

Đồng nội tệ đã bị đánh giá cao cùng với tỷ giá bị cố định cứng trong khoảng thời gian dài từ 1992 đến 1996 đã thúc đẩy nhập khẩu ồ ạt.

Thâm hụt thương mại liên tục tăng để lên đến đỉnh cao hơn 45% vào năm 1995.

Năm 1997, lần đầu tiên cơ chế cứng của tỷ giá được điều chỉnh.

Liên tục trong 4 năm thâm hụt thương mại giảm mạnh để chỉ còn -1% vào năm 2000.

2000 - nay

Kinh tế và đời sống chúng ta đã phát triển rất nhiều.

Theo số liệu thống kê từ 2002 tới 2018 thì GDP bình quân đầu người đã tăng 2,7 lần.

Xu hướng dân số - xã hội.

Hiện nay, chúng ta có khoảng 100 triệu dân.

  • Tháp dân số chúng ta đang cực kì đẹp bởi 70% trong độ tuổi lao động.

  • Tầng lớp trung lưu đang ngày càng nhiều lên và chiếm khoảng 15% dân số.

  • Và dự kiến tăng lên 25% vào năm 2026.

=> Chúng ta đang nằm trong điều kiện cực kì tốt về mọi mặt để tập trung phát triển kinh tế.

Nhìn lại 15 năm qua, rõ ràng cuộc sống đã tốt lên rất nhiều.

Và đa số đều tích trữ một lượng tiền tương đối.

Theo Tháp nhu cầu Maslow thì:

  1. Khi còn nghèo thì chỉ nghĩ sao để cái cái ăn, cái mặc - là tốt rồi - Cơ bản

  2. Khi đủ ăn, đủ mặc thì nghĩ tới chuyện tích góp - An toàn

  3. Khi ăn ngon, mặc đẹp, tích góp đủ rồi thì họ nghĩ tới chuyện đầu tư - Phát triển.

Và hiện nay chúng ta đang ở thời điểm này - thời điểm đầu tư.

Câu chuyện đầu tư

USD

Trend đầu tiên phải kể đến là nghề Xuất nhập khẩu sau năm 1994.

Thời đó cứ liên quan tới USD là kiếm được tiền.

Thời điểm này nói về đầu tư thì chúng ta chỉ có 2 cách là:

  1. Góp vốn, hùn hạp kinh doanh cùng với nhau.

  2. Mua vàng, mua đất tích trữ.

Đa số vẫn chỉ quan tâm giữ tiền là chính chứ khái niệm đầu tư thực sự chưa có nhiều.

Tài nguyên

Tiếp theo là tới nhưng ông ''đào lên kiếm được tiền''

Dầu khí, than, khoáng sản,..

Bất động sản

Tiếp theo là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của giá đất.

Đặc biệt là giai đoạn 2012-2022.

Bất động sản tăng nóng rồi vậy liệu nó có sập hay không ?

Đương nhiên là rất khó.

BĐS không đứng riêng lẻ một mình mà nhất là ở Việt Nam còn liên quan rất nhiều vấn đề.

BĐS sập -> Ngân hàng sập -> rất nhiều hệ lụy.

Và như đã nói ở trên, tháp dân số của chúng ta đang trong độ tuổi lao động nên nhu cầu sở hữu đang rất lớn.

Nên quan điểm chung của Gs.Lab là thị trường BĐS không còn tăng nóng như trước nữa mà mức độ tăng trưởng sẽ bình ổn hơn.

  • Giá đất hiện tại đã quá cao

  • Nhà nước có nhiều tác động kiềm giá bđs: siết trái phiếu, đầu tư công,...

  • Mua BĐS cần lượng tiền lớn...

Trend tài chính

Xu hướng tăng trưởng 20 năm tới có lẽ sẽ thuộc về ngành tài chính, đầu tư.

  • Bởi nó có tính bền vững.

  • Nó là trụ cột của một xã hội văn minh.

  • Nó là giai đoạn phát triển mà các quốc gia lớn trên thế giới đã từng trải qua.

Và như vậy, dòng tiền đến tư cả trong và ngoài nước sẽ luôn tìm cơ hội nhảy vào mỗi khi có cơ hội.

Tài chính không trực tiếp khai thác nguồn lợi vật chất mà là khai thác trí tuệ - thứ mà không hề có giới hạn.

  • Nó giúp phân bổ những nguồn tài nguyên hạn chế hiệu quả

  • Khuyến khích mọi người làm việc hiệu quả hơn.

  • Tập hợp mọi người lại và vẫn đảm bảo ai cũng được đối xử công bằng.

Thậm chí với sự xuất hiện của tiền mã hóa, Bitcoin thì thị trường tài chính trong tương lai gần như không có giới hạn.

...

Với tháp dân số trẻ tại Việt Nam thì 25-35 tuổi là sự tích lũy tài sản chưa có nhiều.

=> Họ sẽ tìm đến nhưng kênh đầu tư linh động về vốn, không đòi hỏi quá nhiều thời gian.

=> Kênh đầu tư tài chính sẽ được nhóm 70% này hướng đến.

Thời nay chúng ta chỉ cần ngồi trước máy tính chỉ cần 5s là mọi kiến thức sẽ hiện ra ngay trước mắt.

Ngay cả những người có tiềm lực tài chính lớn thì họ cũng sẽ chuyển một phần tài sản sang thị trường chứng khoán.

Kết luận

Từ đó, chúng ta có 3 động lực phát triển ngành tài chính như sau:

  1. Phát triển nhu cầu đời sống xã hội

  2. Phát triển kinh tế

  3. Phát triển dân số.

Các thị trường tài chính tại Việt Nam

  • Chính thống: chứng khoán, cổ phiếu trái phiếu

  • Không chính thống: Coin, forex

Biến tướng: Đa cấp, hụi, lan đột biến... thì không nói và tuyệt đối tránh xa.

Mô hình lừa đảo này thông thường như sau:

  • Nạp một khoản tiền lên sàn nào đó rồi nhận lãi đều đều hằng ngày, hằng tuần

  • Dù lời giải thích có hợp lý đến mấy cũng đều phải tránh xa.

Không có chuyện không làm mà vẫn có ăn.

Có chăng chỉ là người sau ăn tiền người trước mà thôi - ăn cũng chưa chắc rút được.

....

Một thị trường muốn phát triển thì cần những yếu tố nào?

1. Được pháp luật công nhận và quản lý

2. Nó phải phình to ra được

  • Vốn hóa đủ lớn để hấp thụ dòng tiền

  • Đa dạng sản phẩm

3. Có cả tính dài hạn và ngắn hạn.

Dòng vốn cần phải đọng lại, ở lại lâu dài trên thị trường.

Bạn lướt cũng được và tích trữ cũng được.

Việc tích trữ sẽ giúp bạn ngày càng giàu có hơn và hưởng lợi từ xu hướng phát triển của dòng tiền và nền kinh tế.

4. Dễ dàng tham gia

Vốn lớn, nhỏ đều có thể tham gia được.

Thủ tục giấy tờ đơn giản.

5. Trong nguy có cơ

Chứng khoán Việt Nam

Tính đến hết 2021, tổng vốn hóa:

  • Thị trường Mỹ là 33.000 tỷ USD = 1/2 toàn cầu

  • Trung Quốc là 11.000 tỷ USD.

  • Việt Nam vốn hóa chỉ khoảng 140 tỷ USD với 1.500 điểm.

Vì vậy, chúng ta đang ở giai đoạn sớm.

Trên thế giới có những cổ phiếu giá trị bằng cả gia tài như Berkshire Hathaway trên 200.000 USD/ cổ phiếu.

Ở VN thì mắc nhất cũng chỉ 200k mà thôi.

Tất nhiên không thể so sánh, nhưng nó cho thấy chúng ta còn nhiều rất nhiều cơ hội.

Hơn thế nữa, triển vọng thị trường còn rất nhiều như

  • Nâng hạng

  • Thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước

Mà rõ ràng là GDP của chúng ta luôn tăng trưởng - ít nhất là ngang tiền gửi ngân hàng.

Vì vậy, việc của chúng ta là

Trang bị kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm thật tốt.

GS. Lab mong rằng chúng ta sẽ cùng nhau thành công, cùng nhau đạt được thành quả trong giai đoạn đầy tiềm năng này của các thị trường tài chính - nhất là Việt Nam.

Last updated 1 year ago

Was this helpful?

Thủ tướng: phấn đấu quy mô vốn hóa Chứng khoán

đạt 100% GDP đến năm 2025
🤫
Page cover image
Tháp nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu Maslow