Kinh tế Việt Nam

Những bài test mà hệ thống Gs.Lab bắt buộc phải vượt qua.

Các quốc gia Châu Á và đặc biệt là Việt Nam rất nhiều đặc thù riêng biệt trong cách vận hành của nền kinh tế.

Mỗi cấu trúc vận hành của nền kinh tế sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động của thị trường tài chính khác nhau.

Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam

Số 1: Hệ thống ngân hàng là xương sống

Chính sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế thông qua: tăng trưởng tín dụng, cung tiền, lãi suất, tỷ giá,..

Hơn 90% tổng tài sản của người dân đang nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại.

  1. Khối ngân hàng nhà nước đảm bảo tăng trưởng kinh tế và duy trì niềm tin trên thị trường.

  2. Khối ngân hàng tư nhân giúp thúc đẩy tăng trưởng, ''bắt trend'' (tài chính tiêu dùng, bảo hiểm banca...)

  3. "Lá lành dùm lá rách'': bank 0 đồng, VAMC,...

Trong đó:

  • quản lý Bộ tài chính, kho bạcNHNN

  • Bộ tài chính quản lý và sử dụng ngân sách

  • điều phối dòng tiền, duy trì sự ổn định

Số 2: Kinh tế nhà nước

Khu vực kinh tế nhà nước có một vai trò vô cùng quan trọng theo cơ chế ''kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa'':

  1. Lợi nhuận thấp, thậm chí là ''lỗ có kế hoạch'' như điện, xăng dầu, vận tải,...

  2. Phục vụ lợi ích công cộng vì một số lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, lợi nhuận không quá cao nhằm đặt được các giá trị xã hội

  3. Khu vực nhà nước là bệ đỡ cho sự phát triển của khối tư nhân, FDI.

Số 3: Dự trữ ngoại hối

Đa số các quốc gia châu Á đều có thói quen ''tiết kiệm'':

Tích trữ ngoại hối từ xuất khẩu; nhận kiều hối chuyển về.

Theo quy luật thông thường, ngoại hối tăng lên thì sức mạnh của đồng tiền nội tệ sẽ tăng lên -> tác động xấu tới xuất khẩu.

Tuy nhiên, lượng ngoại hối này được khóa lại trong dự trữ ngoại hối mà không được đưa vào sản xuất kinh doanh để duy trì lợi thế tỷ giá.

-> Đó là lý do biến động tỷ giá tác động rất lớn tới TTCK trong năm 2015, 2022.

Quốc gia Châu Á nào ưu tiên xuất khẩu thì vai trò của tỷ giádự trữ ngoại hối càng quan trọng.

Mặt trái của việc gia tăng ngoại hối là Chính phủ phải phát hành trái phiếu nhằm trung hòa lượng VNĐ được tung ra để mua vào ngoại tệ.

-> Điều đó dẫn đến nợ công Việt Nam tăng nhanh qua từng năm

-> Không phải cứ nợ công tăng là xấu như truyền thông đưa tin.

Số 4: Tư nhân và FDI

FDI chiếm hơn 70% giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

Khối tư nhân hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

  • Các doanh nghiệp FDI không niêm yết trên thị trường: Samsung, Vietsovpetro, Unilever, Pepsi, Cocacola,..

Điều đó dẫn tới hệ lụy sau:

Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế không được phản ánh hoàn toàn thông qua điểm số của thị trường chứng khoán.

Do đó, việc phân tích vĩ mô, chỉ số kinh tế tốt đẹp không thực sự tác động tới kết quả đầu tư của bạn:

  • Kinh tế tăng trưởng tốt nhưng được hỗ trợ bởi FDI không khiến cho thị trường không tăng mạnh trong giai đoạn 2018-2019.

  • Số liệu kinh tế 2022 rất tốt cho với bão giông trên toàn thế giới nhưng đây là năm mà NĐT thiệt hại lớn nhất.

Đó cũng chính là những bài test mà hệ thống Gs.Lab bắt buộc phải vượt qua.

😄

Chỉ báo kinh tế

Nếu không có nền kinh tế thực thì sẽ không có thị trường tài chính.

Để nhận biết được thực trạng của nền kinh tế thực thì bắt buộc chúng ta phải nắm rõ được những chỉ báo kinh tế.

Những chỉ báo kinh tế này giúp mình có được những manh mối để phát hiện ra các Siêu cổ phiếu và đưa ra những khuyến nghị phù hợp nhất dành cho khách hàng.

Có 3 nhóm chỉ báo chính bao gồm:

  1. Chỉ báo sớm: giúp dự báo trước nền kinh tế.

  2. Chỉ báo đồng thời: Diễn ra song song với kinh tế thực

  3. Chỉ báo trễ: dữ liệu đáng tin cậy nhằm xác nhận tình sau một khoảng thời gian như hàng quý, hằng năm..

Việc phân loại sẽ giúp ích rất nhiều khi chúng ta đọc hiểu thông tin - thứ mà hiện tại có độ nhiễu rất lớn

Chỉ báo sớm - Leading Indicators?

Chỉ báo sớmChi tiết

Lợi suất trái phiếu chính phủ

Thể hiện hoạt động của các tổ chức lớn, bên có nhiều data thông tin nhất trên trị trường

Cung tiền M2

Chính sách tiền tệ nới lỏng, thặt chặt

Đơn hàng mới

Nhu cầu tăng/giảm

Lãi suất liên ngân hàng

Tăng cao bất thường cho thấy sự thiết hụt thanh khoản

Đường cong lợi suất

Thận trọng với ''đường cong lợi suất đảo ngược''

Chỉ báo đồng thời - Coincident Indicators

Các chỉ số trùng khớp thường không phản ánh điều kiện kinh tế hiện tại mà báo cáo dữ liệu từ quá khứ gần đây.

Chỉ báo đồng thờiChi tiết

PPI

Chỉ số sản xuất

Lãi suất huy động

Lãi suất tiền gửi

Báo cáo theo tháng

Tùy theo từng công ty: MWG, HPG, PNJ,...

Tiền lương

Tăng chi phí nhân công -> KQKD khả năng sẽ tốt.

Tin vỉa hè, tin đồn

Một đặc sản vô cùng thú vị trên thị trường.

Chỉ báo trễ - Lagging Indicators?

Chỉ báo trễChi tiết

Thất nghiệp

Lãi suất cho vay

Lãi suất đi vay của doanh nghiệp

CPI

Chính phủ sử dụng chỉ số CPI để điều chỉnh lạm phát

PCE

FED chọn PCE để đo chính xác về lạm phát

EPS, báo cáo tài chính

Thời hạn để công bố BCTC là 30 ngày thậm chí lên tới 90 ngày với BCTC năm

Tìm kiếm siêu cổ phiếu

Bước 1: Đánh giá vĩ mô

Bước 2: Lựa chọn ngành

Bước 3: Đánh giá các tiêu chí hình thành siêu cổ

Bước 4: Phân bổ giải ngân và theo dõi, tham khảo nhận định

Bước 5: Tập trung công việc, sở trường và lặp lại bước 1.

Tất cả đều được kết hợp cả về cơ bản và kỹ thuật cũng như kỹ năng di chuyển giải ngân vốn chuyên nghiệp của Gs.Lab.

Last updated