Vùng dưới giá trị

Thời cơ vàng, rủi ro thấp lợi nhuận cao

Cái này là kinh nghiệm bản thân thôi.

Chứ thực ra vùng giá trị của một công ty thì người ngoài như mình cũng ''mơ hồ'' lắm.

Thời điểm

Đà giảm mạnh nhất thường tới khi:

  1. Tâm lý cực yếu: truyền thông media, bảng điện,...

  2. Call margin giẫm đạp lên nhau mà chạy.

  3. Tạo lập, tổ chức đè bán đề gom hàng giá rẻ

Thậm chí nhiều công ty chứng khoán còn cắt margin, giảm giá chặn khiến NĐT không kịp trở tay.

Số 1: Vùng lãnh đạo bị ép giải chấp

Không phải vùng lãnh đạo đăng kí mua - có thể không mua.

Nguyên nhân

  1. Lãnh đạo công ty đem cổ phiếu đi cầm cố

  2. Tổ chức định giá công ty và cho vay theo giá thỏa thuận. Tạm coi như là 50% giá trị nội tại công ty.

  3. Thị trường xấu, lãnh đạo bị buộc bán giải chấp dù công ty vẫn có tài sản tốt

-> Hình thành vùng giá trị và lãnh đạo phải đăng kí mua vào.

Theo luật Chứng khoán thì:

  1. Lãnh đạo đăng kí mua bất thường nên phải gửi hồ sơ cho Sở.

  2. Sau đó khoảng 1 tuần + thu xếp vốn... thì mới được phép mua (Bán chui để an toàn thì chơi với anh Quyết FLC)

  3. Mỗi phiên sàn là mất 7% -> 1 tuần là mất 30-35% trên HOSE

-> Giải chấp xong là có đáy.

HDC: Bị bán giải chấp cổ phiếu, Chủ tịch nói do CTCK thiếu trách nhiệm, đột ngột hạ margin.

Số 2: Vùng ''để mất công ty''

Trường hợp cổ phiếu VNDIRECT - công ty mình làm việc.

2 đợt phát hành thêm 1:1 đều có giá 10.000 - 14.500/ cp.

  1. 10/3/2022: VNDirect chốt quyền 1:1 với giá 10.000 đồng/cp và thưởng 80%.

Việc cổ phiếu giảm dưới 10.000 trong khi:

  • Công ty vẫn hoạt động tốt, thu phí đều

  • Không có nợ xấu ảnh hưởng hệ thống chung.

  • Tiền mặt, tài sản, thương hiệu, lợi nhuận đều có..

-> Thời điểm quá đẹp để mua vào.

Chú ý:

Mình làm trong VND nên mình hiểu được nội tại.

Các cổ phiếu khác thì cần rà soát thêm các yếu tố như:

  • Công ty con, hệ sinh thái: AAA khác tập đoàn An Phát; GEX - VGC - FCN....

  • Nợ quá lớn, vượt vốn chủ: NVL, IBC,...

  • Tỷ lệ sở hữu thực..

Số 3: Smart money tham chiến

Xem thêm: 3 cấp bậc Smart money

Cấp 1, cấp 2: Nhà nước

Đây là các cổ phiếu có yếu tố Nhà nước:

  • Ngân hàng: VCB, CTG. BID

  • Dầu khí: GAS

  • VNM - Vinamilk

Trường hợp CTG - Ngân hàng Công thương Vietinbank

CTG với 3 sứ mệnh lớn:

  1. Vốn hóa lớn - là trụ đỡ của thị trường

  2. Vai trò quan trọng hỗ trợ cho game nâng hạng sau này

  3. Hỗ trợ định giá cho game thoái vốn Agribank trong tương lai..

Nhóm cổ phiếu có yếu tố Nhà nước luôn là một đặc trưng thú vị tại Việt Nam.

Các mức giảm giá của CTG trong quá khứ:

  1. Giảm 50%: Giảm sóng lớn 2018, 2022.

  2. Giảm 30- 35%: Các nhịp điều chỉnh của chỉ số.

Cấp 3: Tổ chức

Cổ phiếu STB tháng 11/2022

1. Cổ phiếu tạo đáy trước VNINDEX

Chỉ số giảm thủng đáy nhưng cổ phiếu vẫn rất mạnh.

2. Khối ngoại mua ròng

Việc mua rong tới hơn 3% là một khối lượng rất lớn.

Last updated