Chu kỳ chứng khoán, tâm lý, kinh tế
Vô minh là nguồn khổ.
Ở 2 bài viết trước đây, chúng ta đã ''Rõ thấy- rõ biết'' 3 điều cực kỳ quan trọng là:
Đầu tư chứng khoán là phù hợp xu hướng lớn trong 20 năm tới.
Smart money dẫn dắt thị trường luôn tăng trong dài hạn
5% chiến thắng thị trường luôn kỉ luật và có hệ thống giao dịch.
Chứng khoán, đặc biệt là chứng khoán Việt Nam có tính chu kỳ rất mạnh.
Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về tính chu kỳ qua nội dung chính như sau:
Chính phủ điều hành nhằm giữ thị trường tăng trưởng ổn định.
Thị trường luôn phản ứng quá mức ở 2 chiều tăng và giảm.
Chứng khoán tăng nhờ kỳ vọng - phần ''ảo''.
Chu kì đi lên bắt đầu từ Chứng khoán -> Tâm lý -> Kinh tế.
Hiểu chu kỳ kinh tế, tâm lý và thị trường
Các mô hình dưới đây đều là mô hình hoàn hảo.
Vì vậy, nó mang tính lý thuyết nhiều hơn và bạn phải có kinh nghiệm, trải nghiệm để áp dụng vào thực tế đầu tư.
Chu kì kinh tế
Điều đầu tiên và quan trọng nhất là:
Mục tiêu của Chính phủ là điều hành để nền kinh tế phát triển một cách ổn định.
Điều này có nghĩa là:
Kinh tế không cần phải phát triển một cách quá nhanh hay quá chậm.
Mọi chính sách đều hướng tới mục tiêu lớn nhất là giữ ổn định.
Từ đó, những chỉ số như Lạm phát, lãi suất, tỷ giá, bơm hút tiền... được vận hành một cách có hệ thống.
Có 3 điều về nền kinh tế mà bạn cần biết là:
Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử đụng sử dụng chi tiêu và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế.
Ảnh hưởng rất lớn trong khoảng một vài năm
Chính sách tài khóa mở rộng khi nền kinh tế (có dấu hiệu) suy thoái bao gồm:
Giảm thu:
Giảm thuế cá nhân -> Tăng thu nhập người dân
Giảm thuế, phí VAT… -> Tăng khả năng tiêu thụ của dân chúng
Giảm thuế doanh nghiệp -> Doanh nghiệp đầu tư, chi tiêu…
Tăng chi:
Đầu tư công: bao gồm chi tiêu đầu tư cho cơ sở hạ tầng như đường xá, bệnh viện, sân bay…
Chi thường xuyên: tăng lương tối thiếu, thêm phụ cấp; quốc phòng,…
Trợ cấp xã hội: Trợ cấp trẻ em, trợ cấp thất nghiệp; lương hưu..
...
Ngược lại, khi kinh tế phát triển nhanh thì chính sách tài khóa sẽ thu hẹp lại..
Nhắm mục đích duy trì tính ổn định cho nền kinh tế
Thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua giảm thuế thì dễ. Nhưng khi muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt thông qua tăng thuế lại rất dễ bị người dân phản đối.
2 loại chính sách trên là cách để chính phủ điều tiết nền kinh tế phát triển một cách ổn định.
Bạn không cần phải là một nhà kinh tế học để hiểu về nhưng khái niệm trên nhưng tận dụng nó chính là cách giúp bạn kiếm tiền an toàn nhất.
Chúng ta tiếp tục nhé.
Mô phỏng chu kỳ kinh tế
Thông thường, Chính phủ sẽ không biết được đâu là ổn định và thực tế có rất nhiều tác động bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Cá nhân, tổ chức,... cũng thường có những hành động quá đà khiến cho nền kinh tế có tính chu kỳ.
Tăng trưởng -> Đỉnh tăng trưởng -> Suy thoái -> Hồi phục -> Một chu kỳ mới.
Mô hình trên chỉ mang tính lý thuyết.
Thực tế, đáy có thể đi ngang và hoàn toàn có thể có đáy mới.
Chu kỳ thị trường chứng khoán
Nền kinh tế sẽ có một độ trễ nhất định với chính sách.
Nhưng đối với thị trường chứng khoán thì nới nỏng tiền tệ sẽ ngay lập tức tác động tới thị trường.
Đó chính là lý do người ta nói rằng:
Thị trường chứng khoán luôn đi trước nền kinh tế -> Kỳ vọng
Ví dụ thực tế về tạo đỉnh:
2018: Niêm yết số lượng cổ phiếu lớn như VHM, TCB, VPB,.. trong khi thanh khoản không cao hơn được 8.000-10.000 tỷ, CTCK không tăng vốn, margin căng cứng.
2022: Cổ tức cổ phiếu của nhóm bank, chứng khoán, MWG (400 -> 1,1 tỷ cổ phiếu)
Chi tiết về một chu kì thị trường bạn xem thêm tại đây: Các giai đoạn thị trường.
Chu kỳ tâm lý
80% nhà đầu tư cá nhân thường đầu tư dài hạn vùng đỉnh.
Trong 3 chu kỳ kinh tế, tâm lý và thị trường thì cái nào diễn ra trước ?
Quan điểm của mình là :
Chu kỳ chứng khoán -> Chu kỳ Tâm lý -> Chu kì Kinh tế
Có thể bạn chưa bao giờ nghĩ tới phải không ?
Bởi vì Thị trường phản ảnh kì vọng của nền kinh tế nên nó luôn đi trước.
Vì vậy, thông thường rất nhiều nhà đầu tư sai thời điểm và luôn đổ lỗi cho thị trường chứng khoán.
Bí mật này sẽ giúp bạn tránh rơi vào nhóm 95% NĐT thua lỗ trên thị trường
Ví dụ thực tế:
Chỉ cần hạ lãi suất giai đoạn Covid 2020, chứng khoán toàn thế giới tăng bất chấp.
Chứng khoán 2022 rớt về 1.100 mới bắt đầu có tín hiệu xấu về trái phiếu -> tới THM, SCB thì vụn vỡ.
Smart money kéo thị trường tăng, thì khi giảm bạn phải tự quản trị tài khoản của mình - không phải việc của họ.
Họ bán lượng lớn thì cần thị trường có thanh khoản tốt nhất.
Hãy xem lại Smart money gốm những ai bạn nhé !
Tổng kết
Tay lướt sóng chọn một con sóng, lướt trên nó với khả năng tốt nhất của mình.
và khi lướt xong thì mọi việc xong.
Sau đó,
bạn nhặt lấy ván lướt, chèo vào, theo dõi, chờ đợi...
...và chọn một con sóng khác.
Trong toàn bộ quá trình, đại dương chẳng biết đến sự có mặt của bạn.
Last updated