Mẹo tài chính

Nợ tốt nợ xấu

Tổng quan

Nợ là nguồn lực dễ tiếp cận với các doanh nghiệp trên sàn.

Nợ vào đúng thời điểm tăng trưởng tốt thì lợi nhuận rất lớn và ngược lại.

VD:

  • MWG - Thế giới di động phát triển rất mạnh nhờ mở rộng chuỗi đúng thời điểm và hưởng lợi gián tiếp từ xu hướng ''trả góp'', ''vay tiêu dùng'',..

  • HAG - Hoàng Anh Gia Lai vay nợ quá nhiều và ''đúng đỉnh''.

=> Nợ có 2 loại là:

  1. Vợ vay: phải trả lãi nợ tài chính - trả lãi

  2. Nợ chiếm dụng: ko phải trả lãi dựa trên uy tín dn từ nhà cung cấp, nhân viên, nhà nước.

=> Tỷ lệ nợ vay sẽ tùy từng doanh nghiệp.

Ví dụ 1: ngành Xây dựng

Doanh nghiệp xây lắp, xây dựng, hạ tầng, bđs ... thường vay để làm dự án.

Tùy lợi thế mỗi doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn từng phần.

-> Trong phân tích thì sử dụng tỷ lệ lãi vay/Tổng nợ sẽ chính xác hơn là con số nợ khổng lồ.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp bán lẻ

MWG với biên lợi nhuận thấp (Xem thêm: ngành bán lẻ)

Nếu muốn tăng lợi nhuận thì tăng quy mô, vòng quay nên và thông thường sẽ thêm cả đòn bẩy.

Mục phải trả người bán của MWG rất cao so với vsch -> bản chất là tốt, nợ chiếm dụng.

=> nên bóc tách để tránh lầm tưởng.

Nợ ngắn - nợ dài tốt hơn ?

Tất nhiên là tùy từng doanh nghiệp hay tùy theo lịch sử BCTC của mỗi doanh nghiệp đó.

  • Nợ ngắn: lãi thấp hơn, nợ dưới 1 năm.

  • Nợ dài: lãi cao hơn, có nhiều thời gian hơn.

Ngoài ra, bạn cần xem xét thêm một vài trường hợp như sau:

  1. Nợ ODA vd như BWE lãi thấp ~ 2%/năm

  2. Nợ ngoại tệ, trái phiếu

  3. Doanh nghiệp sắp thanh toán hết nợ như NT2, PPC -> đột biến.

10 thủ thuật trong việc lập BCTC

Công ty tạo ra “Cookie Jar” ( hộp kẹo ) nhằm mục tiêu “để dành” lợi nhuận.

“Cookie Jar” được tạo ra từ các khoản dự phòng, ghi nhận trước chi phí và trì hoãn ghi nhận doanh thu.

Điển hình có VCB, ACB, ...

2. “Take a Big Bath”

Công ty xoá bỏ những khoản mục mờ ám trên bảng cân đối kế toán nhằm “gột rửa” báo cáo tài chính.

Thường nghiệp vụ “Take a big bath” sẽ làm cho công ty lỗ lớn, nhưng có mục đích rất rõ ràng cho các kỳ tiếp theo là makeup tốt lên.

  • Năm 2018 có CTG, BID, giai đoạn 2015-2016 có STB, trước đó là PVS, QCG...

  • 2020 có DXG lỗ khủng sau đó tăng luôn.

3. “Big bet on the Future”

Công ty “đánh cược vào tương lai” thông qua áp dụng các lỗ hổng trong quy định của chuẩn mực kế toán để ghi toàn bộ lợi nhuận có thể thu được trong tương lai vào năm hiện tại.

Một loại hình khác thường thấy của thủ thuật này là công ty “mẹ” mua đi bán lại cổ phiếu của công ty thành viên.

  • Với động thái bán đi, rồi mua lại để điều chỉnh mức sở hữu từ dưới 50% lên trên 50% (tỷ lệ xác định quan hệ công ty mẹ - công ty con) như CII - NBB

  • Ở mặt khác, tương lai lợi nhuận của công ty mẹ sẽ phụ thuộc vào thị giá của công ty thành viên như KBC lãi đột biến 2000 tỷ.

4. “Throw out the Problem Child”

Công ty loại bỏ những phần xấu nhất trên báo cáo tài chính thông qua các giao dịch tài chính với bên thứ ba - còn gọi là tạo ra các giao dịch ma trận mờ ám.

  1. Bán mảng hoạt động đó cho bên thứ ba

  2. Sử dụng các công ty SPE (Special-purpose entity).

  3. Tách công ty riêng với tỷ lệ <49%.

DXG, HAG là những cty có sử dụng những gian lận này.

5. “Change GAAP”

Công ty sử dụng thủ thuật thay đổi chính sách kế toán nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn.

Chính sách kế toán được “lợi dụng” nhiều nhất là chính sách ghi nhận doanh thu.

Rất nhiều công ty đã thay đổi chính sách ghi nhận doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn.

VGC, IDC thay đổi cách hạch toán KCN là điển hình.

6. “Sales and Lease Back”

Thủ thuật “Bán tái mua/tái thuê” là thủ thuật được Lehman Brothers áp dụng trước khi bị “lộ” và phải bảo hộ phá sản.

VJC rất thành công khi áp dụng.

7. “Use of SPEs”

Công ty sử dụng các “đơn vị có mục đích đặc biệt – SPEs” nhằm tạo doanh thu ảo, giấu nợ.

TTF là trường hợp điển hình nhất sử dụng thủ thuật này

8 “Above the Line, Below the Line”

Thủ thuật phổ biến trên thế giới.

Trên thị trường Việt Nam, cổ phiếu được giới đầu tư gọi là “con tàu ma” đã áp dụng thủ thuật này, nhằm đánh lạc hướng nhà đầu tư về lợi nhuận.

9. “Cherry Picking”

Một thủ thuật thông dụng, khi các công ty “chọn lọc” khéo léo hàng bán, chứng khoán đầu tư nhằm tăng lợi nhuận bán hàng.

Đôi khi là chứng khoán đầu tư để tăng giảm lãi lỗ như VHC hoặc DHA bất ngờ lỗ quý 3/2022 khi mua HPG.

MWG chắc chắn là cái tên không thể bỏ qua.

10. “Holding gain”

Hàng tồn kho tăng liên tục qua các năm là dấu hiệu thủ thuật “holding gain” đã được sử dụng để “cook” lợi nhuận.

Các anh sắp thép luôn sẵn sàng áp dụng bất cứ khi nào có cơ hội.

Ngoài ra còn rất nhiều thủ thuật khác như Cross Trade (TTF), Shrink the Ship, Early Retirement of Debts,… đã và đang được lợi dụng trên thị trường.

Last updated